Tranh chấp đang nóng lên trên thị trường bất động sản
Xung đột trên thị trường bất động sản sẽ ngày càng gay gắt, nếu không có sự can thiệp kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước và sự thực hiện nghiêm túc của các cơ quan liên quan.
Toàn cảnh hội thảo
|
Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia tại hội thảo “Các giải pháp quản lý rủi ro, giải quyết xung đột trong thị trường bất động sản” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức hôm nay, 19/11.
Hiện nay, trên thị trường bất động sản, các loại tranh chấp đang diễn ra phổ biến như tranh chấp giữa chủ đầu tư dự án và người góp vốn mua nhà trên giấy, giữa chủ đầu tư ban đầu và các chủ đầu tư thứ cấp dưới dạng nhận chuyển nhượng dự án hoặc góp vốn đầu tư… và các loại tranh chấp có thể hình thành trong tương lai - ví dụ như tranh chấp trong việc giải quyết nợ xấu, giải quyết kho bất động sản tồn đọng…
Một số dự án xảy ra nhiều tranh chấp trong thời gian gần đây như: tranh chấp về cách tính diện tích căn hộ của Tập đoàn Nam Cường tại dự án Lê Văn Lương Residential (Hà Đông); cách tính diện tích căn hộ của Doanh nghiệp tư nhân số 1 Lai Châu tại chung cư Đại Thanh (Thanh Trì, Hà Nội); hay Phí dịch vụ, sổ đỏ, sở hữu chung - riêng của Tập đoàn Bitexco tại chung cư cao cấp The Mannor; phí dịch vụ tại Keangnam…
Một số dự án xảy ra nhiều tranh chấp trong thời gian gần đây như: tranh chấp về cách tính diện tích căn hộ của Tập đoàn Nam Cường tại dự án Lê Văn Lương Residential (Hà Đông); cách tính diện tích căn hộ của Doanh nghiệp tư nhân số 1 Lai Châu tại chung cư Đại Thanh (Thanh Trì, Hà Nội); hay Phí dịch vụ, sổ đỏ, sở hữu chung-riêng của Tập đoàn Bitexco tại chung cư cao cấp The Mannor; phí dịch vụ tại Keangnam…
Lý giải nguyên nhân của những vụ tranh chấp xung đột trên thị trường bất động sản, GS. Đặng Hùng Võ cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam phát triển quá nóng trong thời gian qua, mang lại lợi nhuận cao trong một thời gian ngắn. Hơn nữa, một bộ phận chủ đầu tư dự án và người tiêu dùng chưa có tính chuyên nghiệp, chỉ nhìn thấy lợi trước mắt.
Một số khách hàng ham lợi, chạy theo tâm lý đám đông khi thị trường nóng nhưng lại co cụm, bất hợp tác với chủ đầu tư trong việc thực hiện hợp đồng hoặc giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng khi thị trường trầm lắng như hiện nay.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật còn thiếu các quy định về quản lý giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai, quản lý rủi ro chưa đúng cách, quy định chưa rõ ràng về không gian, ban quản lý chung cư, dịch vụ. Hợp đồng, thỏa thuận giữa chủ đầu tư dự án và khách hàng mang tính áp đặt do chủ đầu tư đơn phương đưa ra, thiếu các quy định bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, thiếu sự giám sát của cơ quan chức năng.
Thậm chí các cơ quan nhà nước ở cả Trung ương và địa phương còn thiếu chuyên nghiệp, các cơ quan thông tin báo chí có vào cuộc, nhưng chưa thực trúng và chưa thực sự hiệu quả để ngăn chặn và xử lý kịp thời các tranh chấp ngay từ thời điểm phát sinh tranh chấp.
Để giải quyết những tranh chấp, xung đột trong thị trường bất động sản, GS. Đặng Hùng Võ đưa ra một số đề xuất như: hoàn thiện, bổ sung các quy định của pháp luật về điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thị trường bất động sản trên cơ sở tăng cường cơ chế bảo vệ quyền tài sản của người tiêu dùng, quản lý tốt các rủi ro, giá trị thật ghi trên hợp đồng... ; minh bạch thông tin, tạo các kênh thông tin để người mua nhà có thể tiếp cận tìm hiểu về quy hoạch, căn cứ pháp lý của các dự án bất động sản…; tăng cường các chế tài xử phạt vi phạm, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát; đặc biệt cần sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ hơn của các cơ quan quản lý nhà nước, thông tin đại chúng và hiệp hội nghề nghiệp.
Bảo Thiên Bình
thời báo tài chính
|