Thứ Sáu, 01/11/2013 16:00

Tiêu thụ lúa gạo trông chờ thương lái

Trước những băn khoăn của đại biểu Quốc hội về việc thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu lúa gạo, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã làm rõ các vấn đề trên tại phiên thảo luận về tình hình KT – XH 2013, kế hoạch năm 2014 (diễn ra trong 2 ngày: 31/10 và 1/11).

Khẳng định vai trò thương nhân, thương lái

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, về mặt pháp lý đối với kinh doanh xuất khẩu gạo, đã có Nghị định số 109/2010/NĐ-CP. Nghị định 109 khuyến khích các DN thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước trực tiếp tham gia kinh doanh, xuất khẩu gạo với điều kiện đủ năng lực về tài chính, kinh tế, kỹ thuật. Ví dụ: DN có ít nhất một cơ sở tạm trữ, kho trữ lúa gạo công suất từ 5.000 tấn trở lên; sở hữu ít nhất một cơ sở xay xát lúa gạo công suất thấp nhất là 10 tấn/giờ. Đặc biệt, ưu tiên DN có hợp đồng tiêu thụ lúa gạo dài hạn với bà con nông dân.

Sau một thời gian thực hiện Nghị định 109, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành trong đó có Bộ Công Thương điều chỉnh, bổ sung thêm một số tiêu chí. Ví dụ: DN nào 2 năm liền không thực hiện xuất khẩu tối thiểu từ 10.000 tấn gạo/năm trở lên thì sẽ xem xét rút giấy phép.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng khẳng định: Thương nhân, thương lái đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu thụ gạo, lúa gạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thực tế, bà con nông dân ở khu vực miền Tây Nam Bộ chủ yếu trữ lúa tại khu vực sản xuất. Tức là trên cánh đồng của họ, ít có trường hợp gặt lúa, đưa về tập trung ở kho bãi. Do đó, việc tiêu thụ cũng phải trông vào các lực lượng thương lái bởi các DN xuất khẩu gạo chưa có đủ điều kiện để vươn tới tất cả các ngõ ngách, vùng sâu, vùng xa của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Trước thực tế này, vai trò của thương nhân, thương lái cần đuợc nhìn nhận một cách chính xác trong nền kinh tế. Vấn đề là làm sao vừa duy trì vai trò tích cực của thương nhân, thương lái đồng thời người nông dân cũng được hưởng cơ chế, chính sách ưu đãi của Chính phủ.

Được biết, Chính phủ đã chỉ đạo và Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Công Thương tiếp tục nghiên cứu tham mưu để làm sao khắc phục mặt trái của các vấn đề, phát huy tính tích cực củac hệ thống thương nhân, thương lái.

Nỗ lực mở rộng thị trường XK

“Thời gian qua, Chính phủ đã hết sức nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản, đặc biệt là lúa gạo”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh.

Đến nay, Việt Nam đã tiếp tục ký và gia hạn được các hiệp định xuất khẩu gạo đối với các thị trường truyền thống như với Indonexia, Phillipin (1,5 triệu tấn/năm); Cu Ba (200.000 tấn/năm). Ngoài ra, có thể kể đến thị trường Haiti, Bangladehs và gần đây là Malaixia.

Các hợp đồng Chính phủ nêu trên có thể giúp nông dân tiêu thụ được khoảng 50% sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm – tương đương 3,5 - 4 triệu tấn. Đây là nỗ lực hết sức lớn của Chính phủ trong bối cảnh thị trường lúa gạo cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đang cùng với các bộ, các ngành liên quan triển khai tích cực việc đàm phán trong đó tập trung vào 3 hiệp định lớn như: Hiệp định với Liên minh Châu Âu; Hiệp định TPP với các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Hiệp định liên minh Hải quan gồm có Liên Bang Nga, Kazakhstan.

Theo tiến độ thì cả 3 hiệp định quan trọng này có thể kết thúc vào năm 2014. Khi các hiệp định có hiệu lực sẽ tạo điều kiện cho sản phẩm hàng hoá của Việt Nam trong đó có nông sản thâm nhập vào những thị trường trên với điều kiện ưu đãi.

Liên quan đến ý kiến của một số đại biểu Quốc hội về ảnh hưởng của DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong tỷ trọng xuất khẩu, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bày tỏ quan điểm: Dù là thành phần DN nào nhưng xuất khẩu hay kinh doanh tốt cũng cần được ủng hộ. DN FDI cũng có những DN liên doanh với DN Việt Nam chứ không hoàn toàn là DN 100% vốn nước ngoài”.

Nguyễn Hải

công thương

Các tin tức khác

>   Thái Lan chi 1,9 tỷ baht cho chương trình trợ giá gạo (31/10/2013)

>   Doanh nghiệp FDI dần “thôn tính” thị trường cà phê (31/10/2013)

>   Xuất khẩu điều tăng nhờ nhập khẩu nguyên liệu (31/10/2013)

>   10 tháng, xuất khẩu càphê của Đồng Nai giảm kỷ lục (30/10/2013)

>   Tính kỹ việc trồng lại cây cao su ở Bắc Trung bộ (30/10/2013)

>   Ngành lúa gạo “lờ đờ” vì điều hành bất cập (30/10/2013)

>   Quí 3, lợi nhuận doanh nghiệp lương thực giảm mạnh (29/10/2013)

>   Gạo Việt Nam trước cơn bão mới (28/10/2013)

>   Đã xuất được hơn 5,4 triệu tấn gạo, trị giá gần 2,33 tỷ USD (28/10/2013)

>   Thượng nguồn Mê Kông "khát" gạo Việt Nam (27/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật