Thứ Năm, 14/11/2013 14:38

Thêm chế tài buộc DN đại chúng phải lên sàn

Theo thống kê sơ bộ, cả nước có khoảng trên 3.000 DN đại chúng, nhưng số lượng DN chính thức đưa cổ phiếu lên sàn mới chưa đầy 1.000 DN.

Ngày 14/11/2013, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở GDCK Hà Nội phối hợp tổ chức Hội nghị DN đại chúng chưa niêm yết năm 2013. Theo cơ quan quản lý, Hội nghị nhằm hướng dẫn các DN về trình tự, thủ tục phát hành chứng khoán ra công chúng và phổ biến các quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Các quy định mới này được đề cập trong Nghị định 108/2013/NĐ-CP.

Một trong những điểm nhấn quan trọng tại Hội nghị là cơ quan quản lý thông tin một cách rõ ràng về chế tài pháp lý đối với các DN đại chúng đứng ngoài TTCK.

Cụ thể, Chính phủ quy định mức xử phạt bằng tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi không đưa chứng khoán đã chào bán ra công chúng vào giao dịch tập trung trên TTCK trong vòng 1 năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, trừ trường hợp DN không đủ điều kiện niêm yết, hoặc đăng ký giao dịch.

Ngoài xử phạt hành chính, Nghị định của Chính phủ còn quy định hình thức xử phạt bổ sung, theo đó, buộc các tổ chức, cá nhân vi phạm phải thu hồi chứng khoán đã chào bán, hoàn trả tiền cho nhà đầu tư mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc kèm theo lãi suất tính theo lãi suất không kỳ hạn của ngân hàng trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư.

Thời hạn nhà đầu tư được quyền gửi yêu cầu đòi lại tiền là 60 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt hành chính với đối tượng vi phạm có hiệu lực thi hành.

Theo thống kê sơ bộ, cả nước có khoảng trên 3.000 DN đại chúng, nhưng số lượng DN chính thức đưa cổ phiếu lên sàn (niêm yết, UPCoM) mới chưa đầy 1.000 DN.

Chế tài tại Nghị định 108 sẽ là lực đẩy hướng các DN đại chúng lên sàn, không chỉ nhằm tạo hàng cho TTCK, mà còn hướng đến mục tiêu cao hơn là nâng dần sự minh bạch trong hoạt động của DN trong nền kinh tế.

So với các DN ngoài sàn, DN lên sàn niêm yết chịu sự giám sát, quản lý thường xuyên của các Sở GDCK, UBCK với chế độ công bố thông tin định kỳ, bất thường, công bố thông tin theo yêu cầu được quy định chặt chẽ.

Với những DN kinh doanh minh bạch, áp lực công bố thông tin khi lên sàn niêm yết không phải là chuyện đáng lo ngại, thậm chí áp lực minh bạch là cách để người lãnh đạo hiểu rõ DN mình hơn, có sự điều chỉnh kịp thời để giữ DN phát triển bền vững hơn.

TTCK thời gian qua cũng đã chứng kiến việc một số DN niêm yết có ý định thoái sàn, vì không thấy có lợi ích rõ ràng trong huy động vốn. Tuy nhiên, với Nghị định 108/2013/NĐ-CP có hiêu lực thi hành từ 15/11/2013, các DN đại chúng đang niêm yết sẽ phải cân nhắc nhiều hơn việc thoái sàn, bởi nếu rời sàn niêm yết, DN coi như đóng cửa việc huy động vốn từ công chúng.

Tường vi

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Được bán vốn nhà nước dưới mệnh giá (14/11/2013)

>   Cải tạo tiếp “sân chơi” cho doanh nghiệp (13/11/2013)

>   Hai năm tới, Quốc hội yêu cầu Chính phủ những gì? (09/11/2013)

>   DN thiệt hại tiền tỉ vì… thông tư! (09/11/2013)

>   Doanh nghiệp như... cá trên thớt (06/11/2013)

>   Gian lận hóa đơn có thể bị truy xét sau 5 năm (04/11/2013)

>   Lỗ gộp dưới 50% vốn điều lệ phải ngừng hoạt động (02/11/2013)

>   Sắp xóa tên HOSE và HNX (02/11/2013)

>   PDR: Quy chế quản lý tài chính (29/10/2013)

>   BTC ban hành Văn bản hợp nhất về biện pháp xử lý tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng an toàn tài chính (23/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật