Chủ Nhật, 24/11/2013 09:22

Tái cấu trúc kinh tế: Nhìn thẳng vào sự thật màu xám

Dù đâu đó vẫn có ý kiến cho rằng kinh tế đang dần hồi phục, song lại có ý kiến cho rằng đó chỉ là xét về ngắn hạn. Còn xét cả giai đoạn 2007-2013, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với suy giảm kinh tế, chưa có dấu hiệu phục hồi.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đồng tình với quan điểm này và vẫn kiên định: chưa có tín hiệu phục hồi của nền kinh tế nếu không nói là rất xấu.

Chưa thấy động thái xoay chuyển tái cấu trúc

Theo TS Trần Đình Thiên: "Chưa có động thái nào trong quá trình tái cơ cấu kinh tế cho thấy xoay chuyển thực sự hệ thống phân bổ động lực. Quá trình phân bổ nguồn lực hiện nay vẫn như thế mà không cần tái cơ cấu, vẫn là chi thường xuyên như vậy, chi đầu tư như vậy. Tiền cho tái cơ cấu chưa bàn luận đến".

"Liệu nền kinh tế Việt nam có thoát khỏi những vấn đề của năm vừa qua không? Ta tập trung vào các giải pháp ngắn hạn để giải quyết tình thế rồi vấp phải trở ngại về cơ cấu kinh tế. Đến bây giờ, việc đưa ra chương trình hành động thực sự vẫn chưa rõ ràng. Đây là điểm rất đáng lo ngại", TS Thiên nói.

Quan điểm này trước đó cũng từng được ông đưa ra tại Diễn đàn kinh tế mùa thu hồi tháng 9. Ông Thiên cho rằng tình thế kinh tế VN bị “nghẽn mạch tăng trưởng” nặng nề trong khi các nền kinh tế khác trỗi dậy. Ông cho rằng, nền kinh tế hiện đã tái lập ổn định vĩ mô nhưng trên một nền tảng rất yếu - nghĩa là mức độ rủi ro vẫn còn lớn.

Cũng đồng tình quan điểm này, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược cho rằng kinh tế vẫn đang đối mặt với khó khăn.

Điều này chỉ cần nhìn vào số con số doanh nghiệp chết. “Số doanh nghiệp chết đi không hẳn đã ảnh hưởng ngay trong năm vừa rồi mà nó đã ảnh hưởng từ trước đó rồi thoi thóp cho đến khi chết hẳn. Trong quá trình đó không đóng góp gì đáng kể. Còn doanh nghiệp mới hình thành thì cũng đang trong giai đoạn khởi động nên cũng chưa thể có đóng góp gì cho nền kinh tế. Do đó xét về tổng thể không chỉ cầu giảm mà nguồn cung cũng giảm hắn cho nên nền kinh tế sa sút là thực tế”, TS Hồ phân tích.

Theo TS Hồ, nếu phân tích khoa học thì phải nhìn thấy rõ sản phẩm không có (nghĩa là số doanh nghiệp đang hoạt động, tạo công ăn việc làm, sản phẩm cho thị trường chết nhiều), rồi không tiêu thụ được (nguồn cung của thị trường suy giảm) thì lấy gì mà tăng GDP.

Trong khi bất động sản chưa khôi phục được hoặc có cũng chỉ là rất ít. “Ngay cả gói 30.000 tỉ cũng chỉ giải ngân được có hơn 1% thì cũng chưa có tác dụng gì cả. Nợ xấu giảm được một ít nhưng không loại trừ nợ xấu chồng lên nợ xấu. Tất cả điều này đều chứng minh nền kinh tế vẫn khó khăn rất nhiều”, TS Hồ nhận định.

Sản xuất kinh doanh hết sức khó khăn, đình trệ. Số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động đạt mức kỷ lục, sức cạnh tranh thấp, sức mua giảm.

Tiếp tục xin thêm tiền và… chi

Theo TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế trung ương một thực tế đáng ngại hiện nay đang đi ngược với xu thế tái cơ cấu kinh tế và phục hồi tăng trưởng đó là động thái nới trần bội chi mà Chính phủ vừa xin Quốc hội đồng ý.

TS Thành cho rằng, với cung cách chi tiêu như thời gian qua thì cứ có thêm tiền là lại tiếp tục bơm vào các dự án và như vậy chỉ tạo tăng trưởng ảo.

TS Nguyễn Đình Cung, Quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế trung ương cũng nhận định thời gian qua các chính sách chủ yếu xử lý thực trạng quyết định đầu tư vượt quá khả năng cân đối vốn hơn là việc thiết lập một thể chế mới để quản lý hiệu quả hơn vốn nhà nước. Trong khi đó, lại có không ít dấu hiệu cho thấy nguy cơ nới lỏng chính sách tài khóa, gia tăng vốn đầu tư Nhà nước, từng bước tái diễn lại tình trạng đầu tư phân tán, kém hiệu quả.

Trên thực tế xét về ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế hình như đang có dấu hiệu phục hồi. Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2013 ước đạt 5,14%, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái là 5,1%. GDP quý sau cao hơn quý trước như quý I là 4,76%, quý II là 5% và quý III là 5,54%.

Tuy nhiên, xét cả giai đoạn 2007-2013, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với suy giảm kinh tế, chưa có dấu hiệu phục hồi. Tốc độ tăng GDP đã giảm từ 8,5% năm 2007 xuống 6,2% năm 2008, 5,5% năm 2009, 6,78% năm 2010, 5,89% năm 2011 và 5,03% năm 2012. Sản xuất kinh doanh hết sức khó khăn, đình trệ. Số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động đạt mức kỷ lục, sức cạnh tranh thấp trong khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, niềm tin của người dân, nhà đầu tư giảm sút.

Theo TS Trần Đình Thiên, cần nhìn thẳng vào sự thật để chọn giải pháp và thực hiện quyết liệt, nếu không thì nền kinh tế không những không phục hồi mà có thể sẽ còn tệ hơn nữa.

Bích Ngọc

Đất Việt

Các tin tức khác

>   Cứ mỗi ba tháng, Việt Nam trả nợ 1 tỉ USD (22/11/2013)

>   'Tỷ lệ thất nghiệp không có nhiều ý nghĩa với Việt Nam' (22/11/2013)

>   TP.HCM: Cuối năm lao động thời vụ dự báo tăng đột biến (22/11/2013)

>   Hà Nội: CPI tháng 11 tăng 0,26% (21/11/2013)

>   TPHCM: CPI tháng 11 tăng 0,17% (21/11/2013)

>   Kỳ vọng lạm phát cả năm của các TCTD giảm xuống còn 6,78% (19/11/2013)

>   Nhận định khả quan về nền kinh tế Việt Nam đang quay trở lại (17/11/2013)

>   10 tháng, nhập siêu 145,5 triệu USD (16/11/2013)

>   9 tháng, xuất khẩu Việt Nam sang Malaysia tăng 16,4% (13/11/2013)

>   Công bố Sách Trắng 2014 (12/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật