Thứ Ba, 19/11/2013 21:16

OECD quyết định hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay và năm 2014 do lo ngại về sự giảm tốc ở các nền kinh tế mới nổi, những nguy cơ từ vấn đề trần nợ công của Mỹ cũng như khả năng Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cắt giảm chương trình kích thích kinh tế hay còn gọi là chương trình nới lỏng định lượng (QE) của nước này.

Theo báo cáo công bố ngày 19/11, OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay và năm tới lần lượt xuống 2,7% và 3,6% so với mức 3,1% và 4% mà OECD đưa ra cách đây nửa năm.

Theo các chuyên gia tổ chức này, triển vọng tăng trưởng của nhiều nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Brazil, Ấn Độ đang xấu đi, nguy cơ Mỹ ngừng chính sách kích thích tiền tệ, sự yếu kém của hệ thống ngân hàng ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và nợ công của Nhật Bản tiếp tục tăng lên...là những nguyên nhân chính khiến OECD quyết định hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay. Mặc dù vậy, tổ chức này vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng của 34 nền kinh tế thành viên, trong đó phần lớn là các nền kinh tế phát triển trên thế giới, ở mức 1,2% trong năm nay và 2,3% trong năm tới.

Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng với tốc độ vừa phải và sẽ có sự tăng tốc trong năm 2014 và năm 2015, với mức tăng dự báo lần lượt là 3,6% và 3,9%. Nhật Bản và Eurozone đều đạt mức tăng trưởng tốt hơn mong đợi trong năm nay và năm tới khi các chính sách "thắt lưng buộc bụng" được thay thế bằng chính sách kích thích tiền tệ và các điều kiện tài chính được cải thiện.

Trong khi đó, tăng trưởng tại Mỹ thấp hơn dự báo mà nguyên nhân chính là do bất đồng đảng phái và khả năng FED chấm dứt chính sách kích thích tiền tệ. OECD cũng cảnh báo việc Mỹ cắt giảm mạnh chi tiêu và nguy cơ "đấu đá" chính trị liên quan tới vấn đề nâng trần nợ công ở Mỹ tái diễn vào năm tới sẽ tác động hết sức tiêu cực đối với sự ổn định và tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu.

Theo dự báo của OECD, tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm nay chỉ đạt mức 1,7%, thấp hơn dự báo 1,9% đưa ra trước đó. Song, đến năm 2014, nền kinh tế số một thế giới sẽ đạt mức tăng trưởng 2,9%. Trong khi đó, Trung Quốc, nền kinh tế thứ hai thế giới, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng từ 7,8% xuống còn 7,7% trong năm nay và 8,2% trong năm tới. Mặc dù buộc phải thực hiện chính sách tài khóa thắt nghiêm ngặt để cắt giảm nợ công, song Nhật Bản lại được OECD nâng dự báo tăng trưởng kinh tế từ 1,6% lên 1,8% trong năm 2013 và 1,5% trong năm 2014.

Đối với nền kinh tế Anh, OECD đã nâng dự báo tăng trưởng trong năm nay và năm sau lần lượt lên 1,4% và 2,4% từ mức dự báo tăng 0,8% và 1,5% đưa ra trước đó. OECD dự báo Eurozone sẽ tăng trưởng 1% trong năm 2014, giảm nhẹ so với dự báo tăng 1,1% mà tổ chức này đưa ra hồi tháng Năm vừa qua. Tuy nhiên, OECD lại nâng dự báo tăng trưởng của khu vực này trong năm 2013 từ mức -0,6% lên -0,4%.

Các chuyên gia cho rằng mối đe dọa lớn nhất đối với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới đến từ hệ thống ngân hàng của các thị trường mới nổi - nơi có tốc độ tăng trưởng tín dụng rất nhanh kể từ năm 2007. Vì vậy, tổ chức này kêu gọi các thị trường mới nổi đẩy nhanh các chương trình cải cách nhằm giải quyết những vấn đề của hệ thống ngân hàng.

Theo OECD, ngân hàng trung ương Mỹ nên hoãn kế hoạch cắt giảm chương trình kích thích kinh tế cho đến khi triển vọng được cải thiện và giữa nguyên lãi suất cơ bản cho đến năm 2015./.

vietnam+

Các tin tức khác

>   "Trung Quốc góp phần vào sự ổn định tài chính Eurozone" (19/11/2013)

>   Dầu Nymex xuống thấp nhất từ cuối tháng 5 sau loạt thông tin bất lợi (19/11/2013)

>   Vàng sụt hơn 15 USD/oz sau nhận định của quan chức Fed về QE (19/11/2013)

>   Kiều hối Philippines tháng 9 đạt mức cao nhất năm (18/11/2013)

>   Hội nghị 'bí ẩn' tại Đà Nẵng của các đại gia quốc tế (18/11/2013)

>   Trung Quốc duy trì vị trí số một thế giới về tiêu thụ vàng (17/11/2013)

>   Ai Cập sắp khởi động một gói kích thích kinh tế mới (17/11/2013)

>   Kỳ vọng Fed trì hoãn thu hồi QE, vàng có tuần tăng giá đầu tiên trong 3 tuần (16/11/2013)

>   Anh duyệt dự án 4 tỷ bảng khai thác dầu khí Biển Bắc (16/11/2013)

>   Nghị sĩ Nga muốn cấm dùng USD (15/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật