Thứ Sáu, 29/11/2013 09:02

Mua/bán khi breakout: Lúc nào thì ”ăn” ngon?

Chiến lược đầu tư hầu như không phải lúc nào cũng hiệu quả trong mọi thời điểm và mọi trường hợp. Chiến lược mua/bán khi breakout không là ngoại lệ.

Vì vậy, việc tìm hiểu những giai đoạn nào và với điều kiện nào thì chiến lược này phát huy hiệu quả sẽ giúp nhà đầu tư cải thiện được lợi nhuận của mình.

Cổ phiếu cần có hệ số beta cao. Một điểm khá thú vị là hầu hết những cổ phiếu áp dụng được chiến lược mua/bán khi breakout thành công đều là những cổ phiếu có beta cao (trên mức 1) như PVT, FLC, PVX, BVH... Còn các cổ phiếu có beta thấp (dưới mức 1) thì hầu hết đều không hiệu quả.

Điều này có thể được giải thích là do đà tăng trưởng/giảm điểm ở các cổ phiếu có beta thấp không thực sự mạnh và nhanh nên dễ xuất hiện những tín hiệu nhiễu, breakout không dứt khoát nên khiến cho nhà đầu tư khó ra quyết định chính xác và dễ mắc phải sai lầm.

Bài học khối lượng giao dịch. Điều này bắt nguồn từ định đề số 5 trong Lý thuyết Dow về sự liên quan giữa giá và khối lượng. Theo định đề này, giá và khối lượng biến động cùng chiều thì xu hướng sẽ được duy trì tốt và mạnh mẽ. Nếu hai đại lượng này có biểu hiện ngược chiều nhau thì xu hướng hiện hành sẽ dễ bị đảo ngược.

Điều này lại càng mang ý nghĩa quan trọng tại các điểm breakout. Nếu giá phá vỡ một ngưỡng kháng cự để đi lên nhưng khối lượng lại sụt giảm mạnh thì nguy cơ thất bại của điểm breakout đó là rất lớn.

Ví dụ như trong trường hợp của FPT vào trung tuần tháng 08/2013. Giá cổ phiếu này tăng rất mạnh và phá vỡ vùng đỉnh cũ của giai đoạn tháng 06/2013 (tương đương vùng 45,000 – 46,200). Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn đó, thanh khoản lại sụt giảm khá mạnh và điều này khiến cho điểm breakout không còn thực sự đáng tin cậy. Sau đó, giá cổ phiếu FPT cũng sụt giảm trở lại vào rơi xuống dưới vùng 45,000 – 46,200.

Nếu hướng breakout ngược với xu hướng dài hạn thì nên thận trọng. Chúng ta hãy phân tích hai ví dụ sau đây để thấy rõ điều này.

Trong tháng 08/2013, cổ phiếu PVT đã phá vỡ được vùng đỉnh cũ 6,000 – 6,300. Giá cũng đang nằm bên trên SMA 100 vào thời điểm này chứng tỏ xu hướng dài hạn đang là tăng trưởng mạnh. Vì vậy, đây là một điểm ”vào hàng” khá an toàn. Sau đó, PVT tiếp tục bứt phá rất mạnh và tăng hơn 50%.

Trong khi đó, cổ phiếu HAP vào tháng 12/2010 cũng cho dấu hiệu tương tự như PVT. Tuy nhiên, điểm khác biệt là giá đang duy trì bên dưới SMA 100 nên xu hướng trung và dài hạn đang là giảm điểm mạnh. Vì vậy, tín hiệu phá vỡ kháng cự đi lên trong trường hợp này có độ tin cậy chưa cao. Sau đó, cổ phiếu này sụt giảm trở lại và tiếp tục giảm hơn 50%.

Như vậy, chiến lược mua/bán khi breakout cũng có những lúc bị thất bại nên nhà đầu tư cần thận trọng khi áp dụng chiến lược này trong thời gian tới nếu xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo như phân tích ở trên.

Nguyễn Quang Minh

công lý

Các tin tức khác

>   Ngày 26/11: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (26/11/2013)

>   Tín hiệu kỹ thuật từ các Trading System: Tuần 25 – 29/11 (27/11/2013)

>   Tuần 25 - 29/11: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (24/11/2013)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 25 – 29/11/2013 (24/11/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: SD5 - CTCP Sông Đà 5 (27/11/2013)

>   Market Strength: Cảnh báo ngắn hạn từ dòng tiền thông minh (22/11/2013)

>   Ngày 21/11: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (21/11/2013)

>   PTKT phiên chiều 20/11: Thanh khoản tiếp tục duy trì tốt (20/11/2013)

>   Tín hiệu kỹ thuật từ các Trading System: Tuần 18 – 22/11 (20/11/2013)

>   PTKT phiên chiều 19/11: Khả năng rung lắc khi đối diện đỉnh cũ (19/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật