Thứ Hai, 18/11/2013 09:15

Hàng trăm “ông lớn”… lỗ lớn quý 3

Theo thống kê của Vietstock, đã có 99% doanh nghiệp niêm yết trên sàn công bố BCTC quý 3/2013, trong đó 118 doanh nghiệp công bố lỗ, tương ứng tỷ lệ 19%.

Cụ thể, tại thời điểm hạn chót phải nộp báo cáo quý 3/2013 vào 15/11, đã có 620 doanh nghiệp niêm yết công bố BCTC. Trong đó có 118 doanh nghiệp thua lỗ, 220 doanh nghiệp có lợi nhuận sụt giảm và 212 có lãi tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.

Ông lớn… lỗ lớn

Đa số những doanh nghiệp báo lỗ nhiều nhất trong quý 3 lại là những doanh nghiệp có tên tuổi và khá “rình rang” một thời. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp có mức lỗ tăng đáng kể so với cùng kỳ hay có nhiều trường hợp chuyển từ lãi sang lỗ.

Top 10 doanh nghiệp lỗ lớn nhất trong quý 3/2013

Mức lỗ lớn nhất tính đến thời điểm ngày 15/11 hiện đang thuộc về Tổng CTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam (HNX: PVX), với con số hơn 173 tỷ đồng, gấp 12 lần so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này nâng lỗ lũy kế 9 tháng của PVX lên mức 1,399 tỷ đồng.

Theo giải trình của PVX, nguyên nhân chủ yếu do công ty tiếp tục trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu quá hạn, đầu tư tài chính và bảo lãnh quá hạn để giảm rủi ro về tài chính. Thêm vào đó, các công ty con tiếp tục thua lỗ do thị trường xây dựng và bất động sản gặp nhiều khó khăn. Bản thân Công ty mẹ PVX cũng gặp khó khi một số dự án mà công ty đang thi công hoặc đang đấu thầu bị giãn tiến độ, dẫn đến sản lượng và doanh thu thấp trong khi vẫn phải trả chi phí nhân công, khấu hao, chi phí quản lý doanh nghiệp và lãi vay ngân hàng.

Đối với CTCP Đầu tư & KD nhà Khang Điền (HOSE: KDH), nỗi lo ngại về kinh doanh dưới giá vốn vẫn đeo bám công ty ngành bất động sản này. Và trong quý 3/2013, chính điều này làm cho KDH lỗ hơn 91 tỷ đồng, chỉ đứng sau mức lỗ của PVX. Nếu không tính quý 1/2013, KDH xem như lỗ 3 quý liên tiếp do kinh doanh dưới giá vốn. Với kết quả 9 tháng lỗ hơn 139 tỷ đồng thì việc làm sao để đạt kế hoạch cả năm lãi 15.2 tỷ đồng của KDH trở nên khó khăn gấp bội.

Bên cạnh PVX, KDH, còn có cả HT1, POM, KBC, PSG, FDGALP… Trường hợp cả HT1 và POM đều là hai doanh nghiệp có doanh thu nghìn tỷ không chỉ riêng trong quý 3/2013, mà đã là “truyền thống” từ những quý trước. Song lợi nhuận thu về lại chẳng mấy vui vẻ khi HT1 âm gần 73 tỷ đồng (gấp 2.4 lần cùng kỳ) và POM lỗ 65 tỷ đồng (gấp 2.3 lần).

Tập đoàn Kinh Bắc (HOSE: KBC) của ông Đặng Thành Tâm còn tệ hơn khi lỗ liền 6 quý liên tiếp từ quý 2/2012. Trong quý 3/2013, doanh thu hợp nhất quý 3 của KBC đạt 139 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần so với quý 3/2012. Song, hoạt động tài chính của KBC bị lỗ nặng khi doanh thu tài chính chỉ hơn 5 tỷ đồng mà chi phí lên đến 76.18 tỷ đồng. Điều này làm cho công ty lỗ ròng 58 tỷ đồng trong quý 3.

Những doanh nghiệp nhặt bạc lẻ

Trong quý 3, gần 35% doanh nghiệp giảm lãi so với cùng kỳ năm trước và nhiều trong số đó ghi nhận lãi chưa bằng con số lẻ của cùng kỳ năm trước.

Top 10 doanh nghiệp giảm lãi lớn nhất quý 3/2013

Cả LCM, HVXSJE là 3 doanh nghiệp giảm lãi nhiều nhất, trong đó LCM giảm đến 194 lần so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, lãi ròng quý 3/2013 của LCM chỉ đạt 69 triệu đồng, chưa bằng hai con số lẻ hàng chục triệu của cùng kỳ.

CTCP Đường Biên Hòa (HOSE: BHS) vẫn chưa tìm lại được vị ngọt từ đường bởi kết quả kinh doanh tiếp tục trì trệ. Sau khi lỗ gần 16 tỷ đồng trong quý 2/2013, công ty trở lại với quý 3 lãi 746 triệu đồng. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước thì kết quả này giảm đến 38 lần. Phải nói thêm, ở những quý của các năm trước, BHS luôn đạt được kết quả kinh doanh tích cực với lãi ròng đều ở mức vài chục tỷ đồng.

Không thuộc top 10 doanh nghiệp giảm lãi trong quý 3/2013 nhưng cũng phải kể hai “ông lớn” khác đó là Đầu tư Năm Bảy Bảy (HOSE: NBB) và Tập đoàn Đại Dương (HOSE: OGC). Lãi ròng quý 3/2013 của NBB và OGC lần lượt đạt 1.26 tỷ đồng và 5 tỷ đồng, đều giảm trên 90% so với cùng kỳ năm trước. Riêng NBB, nếu lấy theo số liệu lợi nhuận quý 3/2012 đã điều chỉnh (156.64 tỷ đồng) thì lãi ròng quý 3/2013 giảm đến 124 lần.

Gam màu sáng

Ở chiều hướng hoàn toàn ngược lại, có rất nhiều doanh nghiệp lớn trên sàn cho thấy sự tăng trưởng đột phá trong quý 3 cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối.

Xét về giá trị tuyệt đối, GAS, VICVNM xứng đáng là “đầu tàu” của doanh nghiệp niêm yết khi có lãi ròng trên nghìn tỷ đồng. Trong đó, GAS dẫn đầu quý 3 với lãi ròng gần 3,000 tỷ đồng, nâng lãi lũy kế 9 tháng vượt trên con số 10,000 tỷ đồng, ghi nhận là doanh nghiệp đầu tiên trên sàn có kết quả trên chục nghìn tỷ đồng.

Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) tiếp tục thể hiện sức mạnh khi doanh thu đạt gần 8,470 tỷ đồng, tăng gấp 6.6 lần so với quý 3/2012. Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1,875 tỷ đồng, gấp 19.6 lần so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn nguồn doanh thu trong quý 3 được ghi nhận từ việc bán các căn hộ (đã được bàn giao cho khách hàng) tại hai dự án lớn là Royal City và Times City. Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh thường xuyên khác của Tập đoàn cũng tăng trưởng đáng kể, cụ thể là doanh thu cho thuê TTTM/Văn phòng tăng 44% (do có nguồn thu bổ sung từ Vincom Mega Mall Royal City – TTTM ngầm lớn nhất Châu Á, khai trương ngày 26/07/2013); doanh thu kinh doanh khách sạn, du lịch tăng trưởng 31% và doanh thu dịch vụ chăm sóc sức khỏe tăng trưởng 81%.

Sữa Việt Nam – Vinamilk (HOSE: VNM) thì lập kỷ lục 11 quý liền có lãi ròng trên nghìn tỷ đồng kể từ quý 1/2011. Riêng trong quý 3/2013, VNM đạt lãi sau thuế 1,690 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm 2013, lãi sau thuế hợp nhất của VNM lên đến 5,064 tỷ đồng, tăng trưởng 21% so với cùng kỳ năm trước và đạt 81% kế hoạch năm.

Không đạt lãi nghìn tỷ như 3 doanh nghiệp trên nhưng HPG, DPM, PVS, FPT, PVD hay KDC đều là những doanh nghiệp đầu ngành đạt kết quả tốt trong quý 3/2013. Trong đó có Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) – công ty nổi bật với hàng loạt sự kiện đáng chú ý trong năm qua như vụ cáo buộc của Global Witness, có mức tăng trưởng đáng kể trong quý 3 so với cùng kỳ khi đạt hơn 235 tỷ đồng lãi ròng.

Top 10 doanh nghiệp lãi lớn nhất quý 3/2013

Về tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, CTCP Sông Ba (HOSE: SBA) có lãi ròng quý 3 tăng đến 361 lần so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là trong quý 3/2013, SBA đã điều chỉnh giá bán điện cho Nhà máy Thủy điện Krông H’năng, giúp doanh thu công ty đạt gần 56 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ.

Tiếp đến là VNE, ICFTHG. Đặc biệt là Xây dựng Điện Việt Nam (HOSE: VNE) nhờ giảm giá vốn hàng bán và không còn bị lỗ từ các công ty liên kết liên doanh như trong kỳ trước nên lãi quý 3 năm nay đạt hơn 10 tỷ đồng, gấp 72 lần so với cùng kỳ.

Top 10 doanh nghiệp tăng trưởng lãi nhiều nhất trong quý 3

Vẫn còn khoảng hơn 20 doanh nghiệp chưa công bố BCTC quý 3/2013 mặc dù đã hết hạn. Đáng chú ý, trong số đó có VSTPVL đã lỗ liên tiếp hàng loạt quý trước… Và nếu không có sự cải thiện so với cùng kỳ, con số doanh nghiệp báo lỗ quý 3 chắc chắn không dừng lại ở 118!

Sanh Tín

công lý

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp cao su, “mùa vụ” đã qua (18/11/2013)

>   Đại gia nhà đất rỗng túi, buôn gas bán sữa bộn tiền (18/11/2013)

>   Navibank xin rút niêm yết và đổi tên thành Ngân hàng Dân Quốc, HĐQT lại "có biến" (16/11/2013)

>   GMD: 9 tháng lãi trước thuế 186.5 tỷ, mới bằng 37% kế hoạch (16/11/2013)

>   GMD: KQKD CTY MẸ Q3-2013 (15/11/2013)

>   FDG: BCTC RIÊNG Q3-2013 (15/11/2013)

>   ALP: BCTC HN Q3-2013 (15/11/2013)

>   Techcombank: Lãi quý 3 sụt 84%, nợ xấu tăng mạnh 5.93% (15/11/2013)

>   VRC: BCTC HN Q3-2013 (15/11/2013)

>   VRC: BCTC CTY MẸ Q3-2013 (15/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật