Thứ Tư, 06/11/2013 10:21

Giải mã việc giữ nguyên tỷ lệ vốn nhà nước tại PV Gas

Chính phủ vừa có chỉ đạo giữ nguyên tỷ lệ vốn nhà nước đang nắm giữ tại Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) (HOSE: GAS) - DN có lợi nhuận lớn nhất trên TTCK.

Như vậy, nhiều khả năng PV Gas chỉ được bán bớt vốn Nhà nước sau khi có một cơ chế phân phối tài chính rõ ràng ở DN giữ vị trí độc quyền mua - bán khí này.

Tại Quyết định 46/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015, duy nhất có PV Gas không được đặt mục tiêu cụ thể về việc giảm tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước tại DN xuống.

PV Gas có vốn điều lệ là 18.950 tỷ đồng, trong đó, Nhà nước nắm gần 97% và đang được giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) quản lý. Ngoài PVN, PV Gas có nhiều cổ đông trong và ngoài nước khác. DN này hiện giữ vị trí dẫn đầu về lợi nhuận trong khối các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Năm 2012, với doanh thu 68.420 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế của PV Gas là 12.350 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 10.102 tỷ đồng. Năm 2013, mục tiêu mà PV Gas đặt ra là đạt doanh thu trên 55.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế gần 11.000 tỷ đồng.

9 tháng đầu năm 2013, PV Gas có kết quả kinh doanh rất ấn tượng. Tuy doanh thu giảm nhẹ (giảm 9%) so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận gộp 9 tháng của Tổng công ty đã đạt 12.033 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2012. Hiện giá cổ phiếu của PV Gas dao động quanh mức 64.000 đồng/cổ phiếu.

Vì sao lợi nhuận lớn?

Vì sao PV Gas luôn đạt được mức lợi nhuận rất lớn, ngay cả trong điều kiện nền kinh tế có nhiều khó khăn? Câu trả lời nằm ở vị trí độc quyền mua bán khí của DN này.

Không chỉ là DN hàng đầu trên thị trường khí khi nắm tới 70% thị phần cung cấp khí của cả nước, sức mạnh của PV Gas còn nằm ở chính việc được giao nhiệm vụ “tay hòm, chìa khóa” trong việc bán khí thu tiền khi có các hợp đồng khai thác khí tại Việt Nam.

Theo quy định hiện hành, các nguồn khí thiên nhiên đang khai thác ở Việt Nam đều phải có sự hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), một doanh nghiệp nhà nước được thành lập để tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết hợp đồng dầu khí với tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí.

Các nguồn khí thiên nhiền khai thác được tại Việt Nam đều được nhà đầu tư (chủ mỏ) bán cho một đơn vị duy nhất là PVN và sau đó được PVN “bán lại” hoặc giao cho PV Gas (đơn vị thành viên của PVN hoạt động trong lĩnh vực khí) để doanh nghiệp này tiếp tục bán ra cho các doanh nghiệp sản xuất điện, phân đạm hay các doanh nghiệp công nghiệp, thương mại khác.

Sự chênh lệch giữa giá mua khí của các mỏ và giá bán ra trên thị trường theo giá quốc tế, với tư cách là người mua bán duy nhất, đã mang lại những khoản lợi nhuận ấn tượng cho PV Gas và PVN.

“Giải mã” việc PV Gas phải giữ nguyên vốn Nhà nước

Khi PV Gas còn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, câu chuyện quản lý, phân chia lợi nhuận mà PV Gas thu được từ những lợi thế do tài nguyên của đất nước mang lại không có gì đáng bàn, bởi chủ sở hữu duy nhất là Nhà nước.

Tuy nhiên, khi PV Gas chuyển thành CTCP và niêm yết, lợi nhuận có được từ sự độc quyền phân phối trên thị trường khí, cũng như từ lợi thế trong việc khai thác tài nguyên của đất nước, sẽ được phân phối như thế nào cho Ngân sách nhà nước và cho các cổ đông, vẫn còn là câu hỏi ngỏ và đây có lẽ là lý do chính, khiến Chính phủ quyết định, hiện chưa bán tiếp phần vốn Nhà nước tại PV Gas ra bên ngoài.

Song song với yêu cầu chưa bán tiếp phần vốn Nhà nước tại PV Gas, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và PVN để tính toán lại phương án thu điều tiết vào Ngân sách nhà nước đối với mặt hàng khí.

Với thực tế lãi lớn tại PV Gas, rất có thể số thu điều tiết này sẽ lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Trước đó, vào năm 2006, Bộ Tài chính từng được áp dụng cơ chế thu điều tiết 90% lợi nhuận sau thuế từ lợi nhuận kinh doanh khí mỏ Bạch Hổ vào Ngân sách nhà nước.

Cũng có liên quan đến việc chưa bán tiếp phần vốn nhà nước tại PV Gas còn là sự hình thành của thị trường điện cạnh tranh. Hiện 80% sản lượng khí khai thác được tại Việt Nam đang cung cấp cho các nhà máy điện.

Để vận hành thị trường điện cạnh tranh hoàn hảo, việc hình thành các thị trường nhiên liệu gồm khí, than với mục tiêu công bằng trong chi phí đầu vào cho sản xuất điện, sẽ là bước đi tất yếu.

Hoàng Minh

đtck

Các tin tức khác

>   TNY: Nghị quyết HĐQT về việc phân phối số trái phiếu chuyển đổi của cổ đông hiện hữu không mua hết và số trái phiếu chuyển đổi lẻ phát sinh (06/11/2013)

>   BIC: Nghị quyết và biên bản Đại hội Đồng cổ đông bất thường 2013 (06/11/2013)

>   CT6: 9 tháng đầu năm lỗ ròng 1.6 tỷ đồng (06/11/2013)

>   PXA: Giải trình biến động kết quả kinh doanh Quý III.2013 (06/11/2013)

>   VAT: Nghị quyết HĐQT (06/11/2013)

>   DPR: BCTC HN Q3-2013 (06/11/2013)

>   CTN: Giải trình chênh lệch lợi nhuận quý 3/2013 (06/11/2013)

>   UDJ: Báo cáo tài chính quý 3/2013 (06/11/2013)

>   PVT: BCTC HN Q3-2013 (06/11/2013)

>   PVI: Báo cáo tài chính quý 3/2013 (công ty mẹ) (06/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật