Thứ Hai, 11/11/2013 06:14

Đừng để công cụ phòng vệ thương mại bị lạm dụng

Ngày 3-6-2013, hai công ty Posco VST (100% vốn Hàn Quốc) và Inox Hòa Bình nộp đơn kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội được nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan vào Việt Nam.

Cục Quản lý Cạnh tranh sẽ có quyết định sơ bộ vào ngày 2-12-2013.

Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp (DN) Việt Nam khởi kiện chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu gây thiệt hại và chỉ mới lần thứ ba DN nước ta áp dụng các công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ mình. Tuy nhiên, những bất thường về “thiệt hại” từ đơn kiện của hai DN trên đã gặp sự phản ứng kịch liệt của nhiều DN sản xuất trong nước đang sử dụng nguồn thép nhập khẩu này.

Các DN đã gửi đơn kiến nghị lên Bộ Công Thương và Cục Quản lý Cạnh tranh, cho rằng việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép không gỉ nhập khẩu trong trường hợp này sẽ gây hại cho hàng loạt DN trong nước, ảnh hưởng xấu tới thị trường thép.

Xét về tổng thị phần ngành sản xuất thép tại Việt Nam hiện nay thì Công ty Posco VST và Hòa Bình Inox đang giữ vị trí thống lĩnh thị trường, chiếm khoảng 30% thị phần. Còn xét riêng về thị phần sản phẩm thép không gỉ, hai DN này chiếm hơn 81%. Nếu việc áp thuế chống bán phá giá được thực hiện thì các DN sử dụng thép không gỉ sẽ phải phụ thuộc vào hai DN này. Từ đó hai DN này có thể tận dụng lợi thế thị phần để đẩy giá mặt hàng thép lên cao. Và thiệt hại lớn nhất là người tiêu dùng Việt Nam phải trả giá cao cho các sản phẩm từ thép.

Trong khi đó, Công ty Hòa Bình Inox chưa sản xuất thương mại sản phẩm, còn nguyên liệu sản xuất sản phẩm thép không gỉ được Posco VST nhập khẩu chủ yếu từ… Thái Lan và Hàn Quốc. Đó là chưa nói đến việc Posco VST trong bốn năm qua lỗ hơn 1.000 tỉ đồng? Như vậy việc kiện chống bán phá giá mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu có thực sự giúp bảo vệ ngành này ở trong nước hay không? Đừng để công cụ phòng vệ thương mại này đang bị một nhóm DN lợi dụng nhằm tạo thế độc quyền nhóm thao túng thị trường, tạo cơ hội chuyển giá cho DN FDI trốn thuế.

DN trong nước sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ mình là điều đáng khích lệ nhưng cần phải bảo đảm công cụ này không bị lạm dụng để hạn chế sự cạnh tranh thị trường. Muốn vậy các cơ quan chức năng khi tiến hành điều tra cần chặt chẽ, chính xác. Xem xét đầy đủ tiếng nói của các bên liên quan, tính tới lợi hại tùy thực trạng của từng ngành mới có quyết định xử lý.

Quang Huy

Pháp luật tphcm

Các tin tức khác

>   Ngành thép chia rẽ bởi cuộc chiến chống bán phá giá (05/11/2013)

>   Kiện bán phá giá thép không gỉ nhập khẩu: Xung đột giữa các doanh nghiệp (05/11/2013)

>   Ngành thép tiếp tục lao dốc (16/10/2013)

>   “Cuộc chiến” quặng sắt (10/10/2013)

>   VSA cảnh báo về áp thuế lên thép nhập khẩu (18/09/2013)

>   Thép Pomina tiếp tục tăng giá (12/09/2013)

>   VN không bị áp thuế tự vệ thép cuộn cán nóng vào Thái Lan (04/09/2013)

>   Thép nhập tăng cao gây khó nhà sản xuất (03/09/2013)

>   Thuế tài nguyên 10%- Tại sao không? (26/08/2013)

>   "Cạnh tranh giảm giá sẽ khiến DN thép triệt tiêu nhau" (22/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật