Thứ Năm, 07/11/2013 10:24

Cổ phiếu ngân hàng sáng và tối

Diễn biến sôi động và đầy ấn tượng của nhóm CPNH gần đây được nhiều nhà đầu tư nhận xét là “hiện tượng lạ” và đáng để kỳ vọng. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến đặt ra, liệu sóng có đủ mạnh và kéo dài được bao lâu? Bởi hiện nay, thị trường chưa có nhiều cơ sở để hỗ trợ giá CPNH.

Hiện tượng lạ

Chuyện Quỹ Market Vector Vietnam ETF (VMN) mua hơn 35,4 triệu cổ phiếu SHB và trở thành cổ đông lớn của ngân hàng này đã khuấy động thị trường thời gian qua. Mặc dù không có biến động nhiều về giá nhưng giao dịch cổ phiếu SHB sôi động hơn hẳn trong mấy phiên đầu tháng 10.

Việc trông chờ CPNH tăng ngoạn mục những tháng cuối năm 2013 là quá sớm

Riêng phiên ngày 1/10, khối lượng giao dịch cổ phiếu SHB đạt hơn 6,8 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn Hà Nội về khối lượng giao dịch và chiếm tới 15% tổng giao dịch toàn thị trường. Khối lượng giao dịch bình quân 1 phiên trong 3 tháng qua của SHB trung bình đạt 3 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị giao dịch bình quân 1 phiên đạt 52 tỷ đồng (2,47 triệu USD/phiên)…

Tính từ tháng 9/2013 đến nay, nhiều cổ phiếu ngân hàng (CPNH) nằm trong nhóm có lượng giao dịch lớn và thuộc danh mục cổ phiếu của nhiều nhà đầu tư. Đặc biệt, trong tháng 10, khối lượng giao dịch của nhiều CPNH như CTG, VCB, SHB, STB... tăng vọt lên hàng triệu cổ phiếu/phiên. Thậm chí, có thời điểm các mã này còn được đánh giá là ấn tượng do khớp lệnh lớn. Cá biệt, có những ngày cổ phiếu được thu gom ồ ạt.

Khá nhiều mã CPNH cũng được VNM để ý và đưa vào danh mục đầu tư, tăng tỷ trọng, trong đó có STB (tăng 0,9%) và VCB (tăng 0,69%). Theo báo cáo của VNM, kỳ này VCB được quỹ này nâng tỷ trọng lên khoảng 8%. Sự hứng khởi xuất phát từ VNM nói trên khiến phần nào CPNH cũng được các nhà đầu tư khác quan tâm. Lấy giá cổ phiếu ngày 6/11, SHB có giá trị niêm yết ở mức 7.100 đồng/cổ phiếu; cổ phiếu ACB giá tham chiếu ở mức 15.700 đồng/cổ phiếu; CTG khoảng 17.300 đồng/cổ phiếu; STB khoảng 17.000 đồng/cổ phiếu và VCB khoảng 29.700 đồng/cổ phiếu…

Ngoài những mã cổ phiếu rất sáng trên thị trường nêu trên, các CPNH khác niêm yết trên sàn chính thức hoặc UpCom như MBB, DAB, ABB... vẫn đang giao dịch ở mức trung bình và đa phần vẫn còn dưới mệnh giá.

Hấp dẫn tới đâu?

Có thể nói, diễn biến sôi động và đầy ấn tượng của nhóm CPNH gần đây được nhiều nhà đầu tư nhận xét là “hiện tượng lạ” và đáng để kỳ vọng. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến đặt ra, liệu sóng có đủ mạnh và kéo dài được bao lâu? Bởi hiện nay, thị trường chưa có nhiều cơ sở để hỗ trợ giá CPNH.

Đồng thời, theo một số chuyên gia, nếu thực sự nhìn vào dòng tiền tham gia mua, bán CPNH và mức định giá hiện nay so với tổng tài sản mà các ngân hàng sở hữu không tương xứng.

Chẳng hạn, việc VNM gia tăng đầu tư vào SHB khá bất ngờ. Bởi so với các ngân hàng đang niêm yết, sức ảnh hưởng của SHB chỉ ở mức khá khiêm tốn. Vốn chủ sở hữu đạt 8.900 tỷ đồng song quy mô như vậy vẫn dưới tầm so với các mã còn lại như ACB (tổng tài sản gần 170.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 9.100 tỷ đồng), EIB (tổng tài sản 156.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 12.500 tỷ đồng), MBB (tổng tài sản 174.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 11.000 tỷ đồng), đặc biệt tổng tài sản của BIDV đến hết quý III/2013 đạt 535.794 tỷ đồng…

Ở góc nhìn khác, tình hình kinh doanh của ngành Ngân hàng đang khá khó khăn. Tỷ lệ nợ xấu cao khiến các ngân hàng không chỉ sụt giảm lợi nhuận mà có khi tổng tài sản cũng sẽ bị tụt giảm. Ví dụ, hiệu quả kinh doanh của EIB đang thụt lùi. Nếu cấn trừ các hoạt động liên ngân hàng thì tổng tài sản sẽ sụt giảm hơn 48.600 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ đến 31%. Hàng loạt sự kiện xoay quanh cổ phiếu này như giao dịch cổ phiếu EIB có nhiều biến động, giao dịch thỏa thuận “khủng” xuất hiện.

Ngoài ra, cũng có thông tin một số cổ đông lớn muốn bán cổ phiếu này. Trong bối cảnh đó, HĐQT EIB vừa phải ra chủ trương mua lại gần 62 triệu cổ phiếu quỹ, khiến nhiều người không khỏi nghi ngờ về tính hấp dẫn của cổ phiếu này.

Từ đây, nhà phân tích nhận định rằng, muốn đánh giá CPNH thực sự trở lại hay không cần xem xét ở nhiều góc độ và loại bỏ yếu tố đầu cơ đẩy giá để thoát hàng. Nói như thế vì cách đây chưa lâu, giá trị các CPNH chỉ bằng 50-70% mệnh giá, nhưng nay lại đột ngột hấp dẫn. Ngoài ra, nếu nhà đầu tư muốn dựa vào giá và kỳ vọng, e rằng khó bắt mạch được sóng của CPNH.

Nhiều lời khuyên đưa đến nhà đầu tư là nên xem xét thực tế hơn, đó chính là yếu tố dòng tiền. Cụ thể là dòng tiền tăng sẽ khiến áp lực chốt lời giảm, đồng thời kéo thêm những dòng tiền mới. Nhưng nếu lượng dư bán vẫn lớn thì tính ổn định của cổ phiếu chưa thực sự vững.

Đồng quan điểm, ông Phạm Phú Khôi, Tổng giám đốc ACBS nói rằng, nhóm CPNH vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Việc trông chờ khả năng tăng ngoạn mục ở nhóm này những tháng cuối năm 2013 là quá sớm. Theo đó, trường hợp CPNH đến ngưỡng điều chỉnh, nhà đầu tư cần thận trọng xem xét đến cơ hội chốt lời của những cổ phiếu này để dễ dàng nhận diện khả năng đi tiếp của sóng.

KIM

Thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu vận tải biển nổi sóng (07/11/2013)

>   Cổ phiếu tại Việt Nam đang hấp dẫn nhà đầu tư (07/11/2013)

>   07/11: Bản tin 20 giờ qua (07/11/2013)

>   JVC: Thay đổi số lượng cố phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành (06/11/2013)

>   CCM: Ủy viên HĐQT Phan Hoàng Tuấn bị phạt 40 triệu đồng do không báo lý do không bán hết cp (06/11/2013)

>   TSM: Chủ tịch Hoàng Thị Hiền bị phạt 40 triệu đồng do không báo cáo trước khi mua cp (06/11/2013)

>   Sẽ xử phạt các công ty đại chúng chậm niêm yết (06/11/2013)

>   VHG: Báo cáo phát hành cổ phiếu thưởng (06/11/2013)

>   HHC: Giải trình về việc chênh lệch kết quả SXKD của Quý 3/2013 so với cùng kỳ năm trước (06/11/2013)

>   06/11: Bản tin 20 giờ qua (06/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật