Chủ Nhật, 10/11/2013 15:32

Cơ hội sinh tồn

Nền kinh tế ấm lên đang là niềm hy vọng của nhiều DN đón đợi cơ hội sinh tồn và phát triển. Báo DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Dominic Scriven - Tổng Giám đốc Cty Quản lý Quỹ Dargon Capital.

- Thời gian gần đây, nhiều tổ chức quốc tế như WB, ANZ, HSBC đã đưa ra nhận định khá tích cực về tình hình kinh tế VN những tháng cuối năm 2013 và dự báo năm 2014. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Ổn định vĩ mô đã giúp VN vượt qua những sóng gió, bất ổn vừa qua của kinh tế toàn cầu. Nhìn trên 4 mục tiêu quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô: Tăng GDP, giá cả, việc làm và xuất khẩu ròng, thì kết quả của nền kinh tế năm 2013 thể hiện những chỉ báo khá tích cực. Tuy nhiên, thực tế khó khăn của nền kinh tế vẫn chưa được cải thiện đáng kể.

Theo khảo sát mới đây của nhiều tổ chức thì hầu hết các DN cho biết doanh thu, lợi nhuận và quy mô lao động giảm. Hơn 50% số DN dự tính lợi nhuận cả năm 2013 sẽ không đổi, thậm chí suy giảm mạnh, hàng tồn kho chất đống mà chưa có những giải pháp nào có thể khả quan.

- Những khó khăn chung của nền kinh tế đã tác động thế nào đến khối các DN niêm yết trên sàn chứng khoán?

Các DN niêm yết trên sàn đều là những DN lớn, phản chiếu bộ mặt của nền kinh tế VN. Các DN này hiện nay đang đối mặt rất nhiều khó khăn nan giải. Tính đến hết ngày 31/10, mặc dù đã quá hạn nộp báo cáo tài chính quý 3 nhưng vẫn còn gần 100 DN niêm yết trên hai sàn chưa nộp báo cáo. Bức tranh đến thời điểm này cho thấy, số DN báo lỗ đã giảm và DN ghi nhận lãi ròng quý 3 đã tăng lên so cùng kỳ năm trước. Đứng đầu danh sách lỗ thuộc về các DN ngành xây dựng, xi măng và BĐS.

Một tín hiệu đáng chú ý, theo tôi đó là DN đã bớt đi sự lo sợ về lạm phát cao và tín dụng khó tiếp cận. Thay vào đó, nhiều DN lớn đang chú trọng hơn tới môi trường cạnh tranh bình đẳng, cũng như gia tăng hoạt động đổi mới và sáng tạo nhằm tạo ra sự khác biệt, nâng cao năng lực cạnh tranh với mục tiêu tồn tại và phát triển trong dài hạn. Dường như, hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn trong những năm vừa qua đã mang tới những bài học đắt giá cho DN, khi họ dần nhận thức rằng đã tới lúc phải xây dựng các năng lực cạnh tranh bền vững trong dài hạn.

Theo khảo sát mới đây ba ưu tiên chính mà DN dành cho những tháng cuối năm và đầu năm 2014 là: Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, phát triển nguồn nhân lực…

- Nhiều dự báo cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế VN năm 2014 sẽ được cải thiện nhờ các biện pháp tích cực của Chính phủ. Vậy theo ông DN phải làm gì để đón đầu xu hướng này?

DN cần nghiêm túc đánh giá lại năng lực của mình, từ đó đưa ra chiến lược phù hợp với thời điểm hiện tại. Trong đó, một nguyên tắc cần ghi nhớ là xây dựng chiến lược phát triển hệ thống càng đơn giản càng tốt, tối đa hóa hoạt động để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

Đầu tư tại VN thường gặp nhiều trở ngại do nhập khẩu hầu như toàn bộ nguyên liệu, các phụ liệu cho sản xuất thì phân tán mỗi nơi một loại rất tốn kém thời gian và chi phí. Vì thế, trong giai đoạn hiện nay, thay vì đầu tư ào ạt, nhiều DNNVV đã thuê lại nhà xưởng, tận dụng vốn tự có, đồng thời tính toán các chi phí cụ thể hơn. Mặc dù chưa nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm nhưng DN cũng đang chờ “một làn gió mới” để có thể cải thiện tình hình. Dự báo kinh tế ấm dần lên trong thời gian tới là niềm hi vọng của tất cả các DN để đón đợi cơ hội phục hồi.

- Xin cảm ơn ông!

TS Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch UB Giám sát tài chính quốc gia:

Cần tăng trưởng hợp lý

Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN chậm lại, thì một số nước trong khu vực ASEAN đã có sự cải thiện rõ rệt. Vì vậy, cần tăng trưởng hợp lý để DN có điều phát triển tốt hơn, góp phần ổn định tăng trưởng tốt hơn, ổn định vĩ mô trong trung hạn.

Theo tôi, mục tiêu tăng trưởng 5,8% và lạm phát 7% mà Chính phủ đề ra trong năm 2014 là mục tiêu hợp lý, nhưng cần có điều kiện thực hiện. Chỉ tiêu sát nhưng phải có giải pháp đồng bộ, chẳng hạn: Tăng đầu tư công thì đi liền với nó phải đẩy mạnh tái cơ cấu, tạo nền tảng, tâm lý ổn định để thu hút đầu tư. Đầu tư công chỉ là vốn mồi, hỗ trợ trong điều kiện khó khăn. Vốn nhà nước để điều tiết thị trường, khi tăng trưởng nóng phải giảm bớt đầu tư, điều chỉnh chính sách giảm nhiệt. Khi kinh tế quá khó khăn thì phải tăng đầu tư công và có chính sách nới lỏng, thúc đẩy đầu tư tư nhân.

Năm 2014, việc nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 163 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,1% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội; nguồn vốn trái phiếu Chính phủ khoảng 100 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,1% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Tôi cho rằng đây không phải là chèn ép đầu tư tư nhân. Nếu chỉ định thầu nhiều quá... mới là chèn ép. Còn nếu tăng vốn đầu tư công sẽ tăng dự án để tiêu thụ sản phẩm từ khu vực tư nhân, cung cấp đầu vào… sẽ kích thích đầu tư tư nhân.

Ông Đỗ Nhất Hoàng Cục trưởng Cục ĐTNN:

Hướng tới môi trường đầu tư bền vững

Bộ KH & ĐT đang gấp rút sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư và Luật DN, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại cuộc họp tổng kết 25 năm ĐTNN: “Chính sách và luật pháp mới phải tạo thuận lợi hơn và có lợi hơn cho nhà đầu tư và DN”. Đã qua rồi thời điểm thu hút đầu tư bằng mọi giá, thời điểm này chúng ta phải hướng tới môi trường đầu tư bền vững. Theo đó, đổi mới cơ bản phương thức xúc tiến đầu tư, quan trọng nhất là quảng bá hình ảnh đất nước, địa phương, thông qua mạng Internet cung cấp thông tin mà nhà đầu tư cần để lựa chọn dự án, quyết định địa điểm đầu tư. Tiếp đó, công tác cải tiến công tác thẩm định dự án FDI theo hướng giảm thiểu thủ tục, hồ sơ, chỉ giữ lại nội dung cần thiết để tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm lợi ích của quốc gia, của từng địa phương, giảm thiểu thời gian thẩm định, cấp phép để tạo điều kiện cho nhà đầu tư sớm đưa dự án vào kinh doanh. Ngoài ra, một điểm quan trọng nhất để thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia vào các dự án FDI có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, cần cam kết rõ ràng về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Đại biểu Nguyễn Cao Sơn - Chủ tịch HĐQT Cty CP Hoàng Sơn (Hòa Bình), Ủy viên UB Tài chính, Ngân sách của Quốc hội:

DN vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn

Một số chính sách hỗ trợ thị trường giải phóng hàng tồn kho cho DN đã phát huy được tác dụng. NHNN đang có chiều hướng điều hành chính sách tiền tệ khởi sắc thanh khoản các hệ thống ngân hàng được cải thiện. Tuy nhiên khả năng hấp thụ của nền kinh tế vẫn là vấn đề đáng được quan tâm.

Tôi cho rằng kinh tế - xã hội vẫn tiếp tục còn khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế mặc dù có cải thiện so với năm trước nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra, kinh tế vĩ mô chưa được vững chắc, các DN không có doanh thu thì không tăng trưởng. Việc nhà nước cắt giảm hàng loạt dự án đầu tư công làm cho nền kinh tế chững lại, mặc dù việc thực hiện tái cấu trúc đầu tư là cần thiết trong bối cảnh kinh tế có biểu hiện suy thoái do tác động của kinh tế thế giới, việc nợ đọng vốn đầu tư công kéo dài đối với một số DN đã gây cho các DN gặp không ít khó khăn về vốn. Tôi đồng tình báo cáo thẩm tra của Ủy ban kinh tế cho rằng các DN hiện đang hoạt động vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Vì vậy Chính phủ nên tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đồng bộ và hoàn thiện hơn, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho DN hoạt động, Chính phủ cần phân cấp cho địa phương thực hiện việc thẩm định nguồn vốn trước khi phê duyệt dự án. Tiếp tục có những giải pháp quyết liệt hơn để cứu DN vượt qua thời kỳ khó khăn khủng hoảng giúp DN tiếp tục phát triển bền vững... Chính phủ nên quan tâm xem xét và thực hiện đồng thời 2 nội dung gắn kiềm chế lạm phát với tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có giải pháp cụ thể giải quyết những vấn đề việc làm bên cạnh việc tháo gỡ cứu DN để tạo việc làm ổn định, bền vững; cần chỉ đạo sắp xếp các cơ sở đào tạo nghề hợp lý và sát với nhu cầu học nghề của người dân.

Phan Nam, Tuấn Anh thực hiện


Phương Hà thực hiện

dđdn

Các tin tức khác

>   Thủy sản Sông Hậu lún vào nợ nần (10/11/2013)

>   Lạc lõng trên sân nhà (10/11/2013)

>   Trả món nợ của Vinashin bằng cách nào? (09/11/2013)

>   10 tháng giải ngân gần 3 tỷ USD (09/11/2013)

>   Điều hành thị trường phân bón: Cân đối quyền lợi người dân và doanh nghiệp (09/11/2013)

>   Tương lai của mô hình doanh nghiệp gia đình (09/11/2013)

>   Ô tô cuối năm, cuộc đua giảm giá trăm triệu (09/11/2013)

>   Xuất khẩu thủy sản: Đắt hàng, nhưng lo (09/11/2013)

>   DN thiệt hại tiền tỉ vì… thông tư! (09/11/2013)

>   Thu hẹp lĩnh vực Nhà nước nắm giữ vốn (08/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật