Thứ Năm, 21/11/2013 22:17

Châu Âu ngắt ngọn lương “khủng”

Chưa rõ thành bại ra sao song chiến dịch 1:12 đang khiến các sếp doanh nghiệp vất vả biện hộ cho thu nhập trên trời của mình

Ngày 24-11, chính phủ Thụy Sĩ sẽ trưng cầu ý dân để quyết định xem có nên đưa quy định về tỉ lệ tiền lương 1:12 vào hiến pháp hay không.

Chênh lệch hàng trăm lần

Một khi được tán thành, quy định sẽ buộc thu nhập của các quan chức điều hành hàng đầu không vượt quá 12 lần mức lương thấp nhất của nhân viên cùng công ty.

Đề xuất trên nhận được ủng hộ mạnh mẽ của không ít tổ chức chính trị ở Thụy Sĩ, nhất là Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Xanh. Theo những người tán thành, lương của các giám đốc điều hành tại Thụy Sĩ đang nằm ngoài tầm kiểm soát và cần được quản lý chặt chẽ.

Phong trào 1:12 đang phát triển mạnh mẽ ở Thụy Sĩ

Thống kê cho thấy vào năm 1984, chênh lệch bình quân giữa thu nhập cao nhất và thấp nhất tại một công ty là 6 lần nhưng nay đã tăng lên mức 43 lần. Thậm chí, tại một số công ty, nhất là ngân hàng, thu nhập hằng tháng của giới điều hành hàng đầu cao gấp hàng trăm lần nhân viên.

Nhiều ý kiến cho rằng bất bình đẳng tiền lương chính là sự bất công trong xã hội. Theo bà Regula Rytz, một thủ lĩnh Đảng Xanh, bổ sung tỉ lệ tiền lương vào hiến pháp là rất cần thiết vì cả chính phủ lẫn các doanh nghiệp hầu như chưa có biện pháp gì để thu hẹp sự chênh lệch nêu trên.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp không ngồi yên nhìn túi tiền bị đe dọa. Họ đã phát động các chiến dịch phản đối, trong đó cảnh báo nguy cơ mất việc làm, tăng thuế, kể cả việc các doanh nghiệp bỏ sang nước khác làm ăn. Cố gắng này bước đầu có hiệu quả khi các cuộc thăm dò mới nhất cho thấy vẫn còn hơn 50% người Thụy Sĩ phản đối ý định trên.

Lan rộng ở châu Âu

Dù chưa rõ thành bại song sáng kiến 1:12 đã vượt khỏi biên giới Thụy Sĩ. Tại Tây Ban Nha, Đảng Dân chủ Xã hội đối lập xem tỉ lệ 1:12 là chính sách chính thức của mình. Ở Pháp, Đức và các nước châu Âu khác, khống chế lương “khủng” của các lãnh đạo công ty cũng là đề tài bàn luận nóng hổi.

Việc áp mức trần cho thu nhập của các giám đốc không phải là chuyện dễ. Một trong những thách thức lớn nhất có lẽ là làm sao thu thập được những số liệu đáng tin cậy về lương bổng. Tại nhiều nước châu Âu, các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán được yêu cầu công bố thu nhập của những sếp cấp cao. Tuy nhiên, dữ liệu về những nhân viên có lương thấp nhất khó tiếp cận hơn nhiều.

Những người khởi xướng chiến dịch 1:12 ở Thụy Sĩ cho biết ngay cả khi cuộc trưng cầu ý dân không mang lại kết quả như mong muốn, họ vẫn tiếp tục “cho đến khi thành công mới thôi”. Ít nhất vào thời điểm này, chiến dịch cũng khiến các sếp doanh nghiệp phải vất vả biện hộ cho mức thu nhập trên trời mà mình đang hưởng.

Xuân Mai

nlđ

Các tin tức khác

>   Nhật Bản và Trung Quốc tăng cường hợp tác kinh tế (21/11/2013)

>   Kuwait cho châu Phi vay 1 tỷ USD với lãi suất thấp (21/11/2013)

>   Ngân hàng Nhật vẫn duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng (21/11/2013)

>   Trung Quốc bắt đầu chán ngoại tệ (21/11/2013)

>   Chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ thấp nhất trong vòng 4 năm (21/11/2013)

>   Dầu còn 93.33 USD/thùng sau phiên giao dịch nhiều biến động (21/11/2013)

>   Vàng giao ngay rớt thảm hơn 30 USD, vàng tương lai ngưng giao dịch 20 giây (21/11/2013)

>   Biên bản họp: Fed có thể rút QE3 trong các tháng tới (21/11/2013)

>   Tháng 9, Eurozone đạt thặng dư thương mại 17,7 tỷ USD (20/11/2013)

>   JP Morgan đồng ý nộp phạt 13 tỉ đô la (20/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật