Thứ Hai, 04/11/2013 14:19

Bức tranh lợi nhuận quý 3 đã hé lộ

Với gần ¾ doanh nghiệp niêm yết công bố BCTC quý 3/2013, bức tranh lợi nhuận đã gần được hoàn chỉnh.

Theo số liệu thống kê, có thể thấy gam màu sáng đang dần chiếm ưu thế song mức độ tăng trưởng không lớn, qua đó chỉ nổi lên một vài cái tên tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hàng chục lần hay thoát lỗ ấn tượng.

Tính đến ngày 01/11, theo thống kê của Vietstock, đã có 498 doanh nghiệp công bố BCTC quý 3/2013 trên tổng số gần 700 doanh nghiệp niêm yết. Trong đó, số doanh nghiệp báo lỗ tạm dừng ở con số 84 với tổng giá trị lỗ là 500 tỷ đồng; số doanh nghiệp giảm lợi nhuận so với cùng kỳ là 169 và 245 đơn vị còn lại đã nỗ lực thoát lỗ hay ghi nhận tăng trưởng.

Ngoạn mục thoát lỗ

Trong quý này dù không ghi nhận khoản lãi từ chênh lệch tỷ giá, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC) vẫn là cái tên “hot” với doanh thu thuần đạt 1,200 tỷ đồng, tăng 75% so cùng kỳ năm trước. Đây cũng là động lực chính giúp công ty thoát lỗ ngoạn mục và ghi nhận lợi nhuận sau thuế 99 tỷ đồng.

Sau PPC, đứng thứ hai trong nhóm thoát lỗ, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ CTCP Dệt may ĐT TM Thành Công (HOSE: TCM) đạt 36 tỷ đồng, đầy ấn tượng khi so với mức lỗ 3.4 tỷ đồng của quý 3/2012. Tương tự PPC, doanh thu tăng 37% đạt 700 tỷ đồng cũng là nguyên nhân giúp đạt được kết quả trên. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần TCM đạt 1,885 tỷ đồng và lãi ròng 92 tỷ đồng.

Trong khi đó, CTCP BĐS Du lịch Ninh Vân Bay (HOSE: NVT) lại tạo dấu ấn với lãi ròng đạt 18 tỷ đồng dù hoạt động chính không đem lại doanh thu. Nhờ chi phí tài chính giảm mạnh xuống 3 triệu đồng cho nên dù doanh thu tài chính giảm 24% chỉ đạt 19.3 tỷ đồng, NVT vẫn có lãi ròng 18 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ ròng lên đến 33 tỷ đồng.

Ngoài ra, CTCP Chứng khoán Kim Long (HNX: KLS) cũng cần nhắc đến khi lãi ròng quý 3 đạt 20 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lỗ 91.5 tỷ đồng). Nguyên nhân giúp KLS đạt được kết quả tốt như trên là do quý này công ty chỉ phải trích dự phòng 1.4 tỷ đồng, rất nhỏ bé so với 120 tỷ đồng dự phòng cùng kỳ. Theo đó, 9 tháng đầu năm, KLS ghi nhận doanh thu thuần 127 tỷ đồng, giảm 35% và lãi ròng 97.6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2012 lỗ ròng 41.5 tỷ đồng.

Tăng trưởng lợi nhuận hàng chục lần

Trong các doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng, ấn tượng nhất phải kể đến CTCP Phát triển nhà Thủ Đức (HOSE: TDH), quý này công ty mẹ TDH ghi nhận doanh thu thuần 55.4 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần nhờ doanh thu địa ốc và cho thuê dài hạn ô vựa tại chợ đầu mối. Theo đó, lãi ròng 13.6 tỷ đồng, tăng nhảy vọt so với con số 3 triệu đồng ở cùng kỳ quý 3/2012. Đây thực sự là điểm nhấn trong hoạt động kinh doanh của công ty bởi trong 6 tháng đầu năm nay, mặc dù theo BCTC công ty mẹ công bố lãi ròng đạt 3 tỷ đồng, song sau soát xét, khoản mục chí phí tài chính nhảy vọt từ 15 tỷ đồng lên 44 tỷ đồng đã khiến TDH lỗ 25 tỷ đồng.

Trường hợp CTCP Sông Ba (HOSE: SBA), nhờ được điều chỉnh tăng giá bán điện cho nhà máy thủy điện Krong H’năng kèm với sản lượng điện tiêu thụ tăng vọt lên 38.31 triệu kWh đã giúp cải thiện doanh thu quý 3 với 52 tỷ đồng và lãi ròng 22 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, doanh thu 6.7 tỷ đồng, lãi ròng 62 triệu đồng thì quả là thành tích đáng nể. Dù vậy, lũy kế 3 quý đầu năm, doanh thu và lợi nhuận sau thuế chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ khi đạt lần lượt 104 tỷ đồng và 9.7 tỷ đồng.

Với lãi ròng công ty mẹ quý 3/2013 đạt 6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ ghi nhận 266 triệu đồng, CTCP Mai Linh Miền Trung (HNX: MNC) cũng là doanh nghiệp đáng chú ý và được xếp vào nhóm có tăng trưởng tốt. Yếu tố tạo nên thành quả cho MNC chính là nguồn thu từ hoạt động tài chính. Trong khi doanh thu thuần tăng trưởng 17%, chỉ giúp lợi nhuận gộp tăng 1 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước thì doanh thu tài chính đạt 5 tỷ đồng (quý 3/2012, khoản mục này chỉ đạt 218 triệu đồng) là nhân tố chính tạo nên lãi ròng 6 tỷ đồng. Nhờ bước nhảy vọt trong quý 3 mà 9 tháng đầu năm MNC có lãi ròng 8.7 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh ba doanh nghiệp trên, thị trường cũng ghi nhận một số doanh nghiệp đạt tăng trưởng lợi nhuận sau thuế gấp hàng chục lần khác như ICF, VNH, SC5, PXS, HQC, COM… Hầu hết các doanh nghiệp đều có doanh thu từ hoạt động chính tăng. Riêng CTCP Xây dựng số 5 (HOSE: SC5) lãi ròng tăng gấp 17 lần do lợi nhuận khác gần 102 tỷ đồng đến từ định giá lại phần tài sản của dự án phường 22 quận Bình Thạnh, dự án này công ty đã dùng để góp vốn vào công ty TNHH Bay Water. Trong khi doanh thu thuần giảm 16% nếu không có khoản lợi nhuận khác trên thì công ty đã bị lỗ đến 39 tỷ đồng.

Hụt hơi lợi nhuận

Ở khía cạnh ngược lại, trong tổng số 169 có lợi nhuận sụt giảm mạnh, LCM, HVX, SAV, SIC là những cái tên nổi cộm trong nhóm. Các doanh nghiệp này lợi nhuận chỉ đạt ở đơn vị triệu đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận hàng tỷ đồng.

CTCP Khai thác và Chế biến Khoáng sản Lào Cai (HOSE: LCM) khá bết bát khi quý 3 doanh thu giảm mạnh xuống 5.4 tỷ đồng, bằng 1/5 cùng kỳ năm trước và lãi ròng vỏn vẹn 69 triệu đồng. Tình trạng 6 tháng đầu năm cũng không mấy khả quan, thậm chí quý 2 công ty còn kinh doanh dưới giá vốn. Theo đó, lũy kế 9 tháng, doanh thu LCM chỉ đạt 29.3 tỷ đồng, giảm 65%; lợi nhuận sau thuế 8.8 tỷ đồng, bỏ một khoảng cách xa so với con số 42 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.Thêm vào đó, tính đến 30/09/2013, tiền mặt của công ty còn 2.3 tỷ đồng, chỉ bằng 8% thời điểm đầu năm.

Ngược lại, doanh thu thuần của CTCP Xi măng Vicem Hải Vân (HOSE: HVX) tuy tăng mạnh 33% lên 255 tỷ đồng, nhưng lãi vay trong kỳ phát sinh bởi đầu tư mua nhà máy xi măng Vạn Ninh đã khiến lãi ròng HVX rớt xuống còn 77 triệu đồng trong quý 3/2013. Cộng dồn 3 quý, doanh thu thuần đạt 615 tỷ đồng, tăng gần 100 tỷ đồng so cùng kỳ năm 2012; lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 265 triệu đồng.

Nhìn chung top 20 doanh nghiệp giảm lãi mạnh nhất trong quý 3/2013 đều xuất phát từ doanh thu giảm mạnh. Đặc biệt phải kể đến CTCP ĐT PT – Xây dựng số 2 (HNX: DC2), doanh thu thuần tăng gấp 4 lần đạt 30 tỷ đồng nhưng lãi ròng có 4 triệu đồng. Giải thích về điều này, công ty cho biết do kinh tế khó khăn nên khi đấu thầu phải giảm giá tối đa, đồng thời việc thu hồi công nợ khó khăn phải vay vốn nhiều làm cho chi phí lãi vay tăng cao.

Còn mảng tối nhất của bức tranh lợi nhuận, HT1, VIS, MDC khá ảm đạm với lợi nhuận sau thuế lần lượt âm 72.5 tỷ đồng, 36 tỷ đồng và 32.7 tỷ đồng. Chỉ riêng 3 doanh nghiệp này đã chiếm 1/3 tổng giá trị lỗ ròng của 84 doanh nghiệp thông báo lỗ tính đến thời điểm thống kê.

Xem thêm:

* Những điểm nhấn đầu tiên về KQKD quý 3

* Gánh nặng kinh doanh dưới giá vốn

Mỹ Hà

công lý

Các tin tức khác

>   LBM: Lãi hợp nhất 9 tháng vượt 6% kế hoạch (04/11/2013)

>   LBM: BCTC CT Mẹ Q3-2013 & GT (04/11/2013)

>   HAR: Đính chính BC LCTT trên BCTC Q3-2013 (04/11/2013)

>   Nợ xấu SHB giảm khá mạnh sau hơn một năm sáp nhập (04/11/2013)

>   ASM: Lãi ròng công ty mẹ quý 3 chỉ bằng 1/4 cùng kỳ (04/11/2013)

>   HT1: Giải trình kết quả kinh doanh Q1-2013 (04/11/2013)

>   TRC: 9 tháng đạt gần 70% kế hoạch lợi nhuận năm (04/11/2013)

>   TRC: 9 tháng đạt gần 70% kế hoạch lợi nhuận năm (04/11/2013)

>   AGF: Nghị quyết Hội đồng Quản trị (04/11/2013)

>   VIT: Nghị quyết Hội đồng Quản trị (04/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật