Thứ Năm, 10/10/2013 14:14

Ưu tiên nào, nhân sự ấy

Mấy hôm nay trong giới làm ăn lại bàn tán về khả năng tổng giám đốc (CEO) của một công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam có thể bị thay đổi dù được bổ nhiệm vào vị trí này chưa lâu.

Nếu điều thiên hạ đang kháo nhau là đúng, thì việc bổ nhiệm CEO ở doanh nghiệp này chỉ là giải pháp tạm thời. Góp nhặt thông tin từ những phát biểu của chủ tịch HĐQT công ty này trên phương tiện truyền thông và từ trên chính trang web của doanh nghiệp về công tác quản lý, đào tạo mà cảm thấy hụt hẫng. Một công ty hàng đầu về công nghệ lẽ ra phải hội nhập nhanh hơn với thế giới không chỉ về mặt công nghệ thông tin, mà phải cả về mặt quản trị doanh nghiệp.

Câu hỏi đặt ra là nếu không có cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam gặp khó khăn như hiện nay, liệu ban lãnh đạo của công ty có chịu ngồi lại để bàn chuyện cải tiến hệ thống quản lý và tìm kiếm lãnh đạo kế thừa? Dường như đang có một căn bệnh mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam cùng mắc phải là sự phát triển thiếu tính bền vững. Kèm theo đó, một thách thức mà các chủ doanh nghiệp đang đối đầu là phải chọn lựa một trong hai ưu tiên: kiểm soát hay phát triển.

Nếu doanh nghiệp chú trọng đến yếu tố kiểm soát, thì thiên hướng lựa chọn người lãnh đạo kế thừa sẽ là người nhà, người thân tín, các cộng sự đã tham gia lâu năm trong doanh nghiệp. Còn nếu doanh nghiệp ưu tiên cho phát triển, thì điều đó có nghĩa người lãnh đạo kế thừa sẽ là bất kỳ ai, là người bên trong hoặc bên ngoài, người mới hay người cũ, miễn sao là người có khả năng đưa công ty thay đổi và phát triển.

Vậy thách thức đặt ra là gì?

Nếu doanh nghiệp chọn ưu tiên kiểm soát, tức là ưu tiên sự ổn định, có nghĩa chỉ sử dụng người thân tín, công ty sẽ gặp khó khăn trên lộ trình hiện đại hóa hệ thống quản lý công ty, khó khăn cho tiến trình hội nhập với thế giới. Ngược lại, nếu ưu tiên phát triển, có nghĩa chiếc ghế CEO sẽ dành cho bất kỳ ai có năng lực đáp ứng được mục tiêu, tầm nhìn mới của doanh nghiệp, thì trở ngại là liệu đội ngũ lãnh đạo hiện tại của doanh nghiệp có dễ dàng chấp nhận sự thay đổi này?

Cần hiểu rằng cho dù CEO được bổ nhiệm theo tiêu chí ưu tiên kiểm soát là người chịu nghiên cứu học hỏi những kiến thức quản trị doanh nghiệp hiện đại đi nữa, thì doanh nghiệp cũng không thể kỳ vọng có một sự đột phá mạnh vì vừa học vừa mày mò áp dụng thường đi kèm những rủi ro do thiếu hiểu biết và kinh nghiệm thực tế.

Trong khi đó, nếu doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận thay đổi để phát triển, thì việc mà những người chủ cần làm lúc này là xây dựng những chính sách, công cụ quản trị cần thiết, học cách sử dụng những công cụ này để có thể quản và làm việc được với một CEO có tính bứt phá. Các công cụ này vừa giúp tạo môi trường cho CEO mới có thể phát huy khả năng, vừa đảm bảo rằng anh ta không lái công ty đi lệch hướng, và như thế giúp kiểm soát được những rủi ro có thể xảy ra.

Vấn đề là liệu doanh nghiệp có dám bước qua cái bóng của chính mình để tiếp tục phát triển?

Đỗ Hòa

tbktsg

Các tin tức khác

>   Doanh nhân làm nghị sỹ: Làm sao tròn cả hai vai? (10/10/2013)

>   GSP miễn nhiệm Thành viên HĐQT Đỗ Thị Ngọc Thanh (10/10/2013)

>   Quý IV, 80% ngân hàng không giảm nhân sự (10/10/2013)

>   Liberty Corp thay đổi Tổng Giám đốc (09/10/2013)

>   MayBank đưa thêm 2 nhân sự cấp cao vào ABBank (08/10/2013)

>   OGC: Bất ngờ miễn nhiệm 2 Thành viên HĐQT, thay TGĐ (08/10/2013)

>   STSC: Thay đổi Thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ năm 2013-2018 (08/10/2013)

>   SJS: Miễn nhiệm cùng lúc 3 Phó TGĐ (08/10/2013)

>   NTP: Bổ nhiệm Phó Chủ tịch HĐQT mới (08/10/2013)

>   SJS: Công bố thông tin thôi chức vụ Phó Tổng Giám đốc (07/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật