Thứ Năm, 17/10/2013 15:07

Nới room: nên trao quyền cho cổ đông

Trao quyền quyết định về room cho DN sẽ giúp DN linh hoạt trong việc tự điều tiết dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Dự thảo Quyết định sửa đổi Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam theo hướng cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu cổ phần nhiều hơn các mức hiện hành đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoàn tất và đang chờ ý kiến của cơ quan chức năng. Từ thị trường, nhà đầu tư chờ đợi quyết định này sớm được ban hành, như một điểm nhấn chính sách vì sự phát triển của TTCK trong quý IV năm nay. Tuy vậy, vẫn không ngớt các ý kiến bàn thảo, nên chọn cách tăng sức hấp dẫn cho dòng vốn ngoại như thế nào, hay nói cách khác là nới room cách nào là phù hợp với các DN và TTCK lúc này.

Theo nhiều ý kiến, việc nới room sẽ tạo ra sự hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia sâu hơn vào TTCK Việt Nam, nhưng trong rất nhiều trường hợp, doanh nghiệp cần được trao quyền chủ động quyết định để tránh bị thâu tóm, hoặc để có thể lựa chọn được đúng đối tượng nhà đầu tư nước ngoài mình mong muốn…

Cách làm trước nay đó là pháp luật đưa ra tỷ lệ tối đa nhà đầu tư nước ngoài được quyền nắm giữ cổ phiếu tại doanh nghiệp, theo đó nhà đầu tư nước ngoài có thể tự do mua bán cổ phần trong phạm vi cho phép mà không cần biết doanh nghiệp có cần mình hay không.

Cách làm trên cần thay đổi. Thay vì quy định nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu 49% như hiện nay, khi nới room, pháp luật cần đưa ra nhiều khung, ví dụ từ 49% đến 60% và từ 60% đến 100% tuỳ theo mức độ cần hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số ngành nghề cụ thể.

Tiếp đến, quy định room là 60% nhưng không có nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài tự động được nâng mức sở hữu của mình từ 49% hiện nay lên 60%. Pháp luật cho phép, nhưng nhà đầu tư nước ngoài có được nâng lên mức đó hay không là do cổ đông của các công ty quyết định, tuỳ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của công ty mình.

Ở một số công ty, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hiện đã là 49% nhưng chủ yếu là các quỹ đầu tư nắm giữ. Giả sử room sắp tới là 60%, nhiều khả năng các quỹ này sẽ tiếp tục mua thêm. Đến lúc đó, nếu những công ty muốn tìm cho mình một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là không thể, vì room đã hết.

Trao quyền quyết định cho cổ đông, trong trường hợp này, có nghĩa các cổ đông có quyền quy định trong Điều lệ rằng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp chúng tôi tối đa là 49%, đồng thời mở thêm một câu “trừ trường hợp công ty phát hành thêm cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược hoặc các trường hợp khác do Đại hội đồng cổ đông quyết định”. Cách làm như thế không những làm mất đi sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, mà còn giúp doanh nghiệp chủ động trong việc lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài.

Tâm lý chung của đại đa số lãnh đạo doanh nghiệp là rất sợ bị thâu tóm. Đối với những doanh nghiệp này, thông tin nới room cho nhà đầu tư nước ngoài chẳng khiến họ vui chút nào. Tuy nhiên, với cách trao quyền quyết định cho cổ đông, doanh nghiệp có thể quy định trong Điều lệ rằng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 49% và không thay đổi trong vòng 5, 10 năm tới…

Cũng có những doanh nghiệp, cổ đông muốn nhà đầu tư nước ngoài tham gia càng nhiều càng tốt, thậm chí bán hết cổ phần cho người nước ngoài cũng được. Trong trường hợp này, căn cứ vào mức tối đa pháp luật cho phép, họ có thể đưa ra một tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp cụ thể.

Xét theo tâm lý của các DN và của nhà đầu tư nước ngoài, chọn cách trao quyền quyết định về room cho DN như trên sẽ giúp các DN linh hoạt trong việc tự điều tiết dòng vốn ngoại vào DN, tự tạo nên sức hấp dẫn cho DN mình. Trên bình diện lợi ích quốc gia, Nhà nước chỉ nên hạn chế room tại những DN đặc biệt, mà người Việt Nam cần nắm quyền kiểm soát chi phối. Xét cho cùng, lợi ích quốc gia cần nhất là các DN tạo ra bao nhiêu việc làm, đóng bao nhiêu thuế cho nền kinh tế hàng năm, chứ không hẳn là đối tượng nào đang là cổ đông của các DN.

Hà Thái

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   CCI: Giải trình biến động lợi nhuận sau thuế Q3/2013 (17/10/2013)

>   Danh sách các Công ty Chứng khoán đã nộp BCTC Q3/2013 (tính đến hết ngày 16/10/2013) (17/10/2013)

>   Danh sách các Công ty Niêm yết đã nộp BCTC Q3/2013 (tính đến hết ngày 16/10/2013) (17/10/2013)

>   17/10: Bản tin 20 giờ qua (17/10/2013)

>   NLG: Thành lập tiểu ban trực thuộc HĐQT (16/10/2013)

>   Phiên 16/10: Đụng phải núi (16/10/2013)

>   16/10: Bản tin 20 giờ qua (16/10/2013)

>   ThongQuangNinh bị phạt 60 triệu đồng (15/10/2013)

>   Phiên 15/10: Bắt đáy cuối phiên (15/10/2013)

>   Dòng tiền ngoại lớn sẵn sàng nhập cuộc (15/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật