Thứ Năm, 10/10/2013 09:18

Ngân hàng yếu kém hết đất sống lay lắt

Với những tiêu chuẩn khắt khe mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp dụng trong lộ trình tái cơ cấu thời gian tới, các ngân hàng nhỏ, yếu kém không còn đất tồn tại, mà buộc phải tìm đến giải pháp mua bán, sáp nhập hay hợp nhất (M&A) để tăng sức cạnh tranh.

Tái cơ cấu ngân hàng: đã qua thời gian khó

Còn nhớ, vào cuối năm 2011, đầu năm 2012, nền kinh tế ở trạng thái “căng như dây đàn”, khi thanh khoản của hệ thống ngân hàng có nguy cơ bị vỡ do một số ngân hàng yếu kém đứng trước bờ vực phá sản.

Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã trở thành vấn đề cấp bách, được cả hệ thống chính trị quyết liệt vào cuộc. Tại thời điểm đó, đã có hoài nghi về khả năng tái cơ cấu ngân hàng thành công.

Thế nhưng, chỉ sau chưa đầy 2 năm triển khai, giữa muôn trùng khó khăn, đặc biệt là sự chống đối của các cổ đông lớn, đến thời điểm này, về cơ bản, NHNN đã xử lý xong 9 ngân hàng yếu kém.

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh Thanh tra của Cơ quan Thanh tra giám sát (NHNN) nhận định, sau gần 2 năm tái cơ cấu, khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng được cải thiện và bảo đảm; kỷ cương, kỷ luật của ngành ngân hàng từng bước được nâng cao; nguy cơ đổ vỡ hệ thống được ngăn chặn. “Cùng với đó, an toàn hệ thống, tiền gửi của người dân và tài sản của Nhà nước được bảo đảm. Những ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém có nguy cơ đổ vỡ đầu năm 2012 đã được cơ cấu lại một bước quan trọng, dần đáp ứng các các tiêu chuẩn an toàn hoạt động”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Dĩ nhiên, vẫn còn một số ý kiến cho rằng, việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng còn chậm, chưa vững chắc, song nếu so sánh với những lĩnh vực khác, rõ ràng tái cơ cấu ngân hàng đã có những chuyển động quyết liệt. Hơn nữa, hiệu quả tái cơ cấu không chỉ nhìn thấy ở 9 ngân hàng được cơ cấu lại, mà cao hơn là kỷ luật thị trường đã được thiết lập, tình trạng “đi đêm” hay “trên bảo dưới không nghe” đã không còn. Thêm vào đó, với sức khỏe của nền kinh tế và các ngân hàng thương mại hiện nay, những bước đi thận trọng của NHNN là cần thiết, bởi nếu mạnh tay có thể gây “già néo đứt dây” như lo ngại của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình.

Làn sóng M&A ngân hàng chưa dừng lại

Trong hai năm qua, giải pháp tái cơ cấu mà NHNN và các ngân hàng thương mại áp dụng nhiều nhất là M&A. Trao đổi tại Diễn đàn M&A năm 2013 do Báo Đầu tư tổ chức tại TP.HCM, bà Nguyễn Thị Hòa, Vụ trưởng Vụ Cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng (NHNN) đã khẳng định, chủ trương đẩy mạnh tái cấu trúc ngân hàng đã khiến hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng trở nên sôi động.

Bà Nguyễn Thùy Dương, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tài chính ngân hàng của Công ty Ernst & Young Việt Nam cũng cho rằng, M&A là con đường ngắn nhất để các ngân hàng thoát khỏi khủng hoảng, tái cơ cấu thành công.

Tuy nhiên, làn sóng M&A trong lĩnh vực ngân hàng thời gian qua không chỉ do áp lực tái cơ cấu. TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nhận xét, xu thế kinh doanh mới của các ngân hàng hiện nay là hình thành ngân hàng lớn, chỉ có ngân hàng lớn mới tồn tại được.

“Nói cách khác, chỉ các ngân hàng đủ lớn mới có bộ máy quản lý đủ mạnh để thực thi tất cả yêu cầu mới của NHNN về thực hiện các chuẩn mực quốc tế về nợ xấu, về an toàn hoạt động...”, ông Nghĩa khẳng định.

Với xu hướng tạo ra “ngân hàng lớn” của thị trường, rõ ràng, các ngân hàng nhỏ sẽ không còn đất để hoạt động. Trong bối cảnh này, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, các ngân hàng nhỏ, dù không nằm trong diện tái cấu trúc bắt buộc cũng phải nhanh chóng tìm đối tác chiến lược để sáp nhập, hình thành ngân hàng lớn hơn, khoẻ hơn.

Đối tác mới một mặt phải chuyển giao được công nghệ, năng lực quản trị, mặt khác phải có tiềm lực tài chính để “gánh” được các chi phí của ngân hàng hậu M&A, đồng thời đảm bảo cho ngân hàng có được phân.

Thùy Liên

đầu tư

Các tin tức khác

>   Vietcombank ngỏ ý bán 1.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC (10/10/2013)

>   Đề nghị mạnh tay với ngân hàng có sở hữu chéo (10/10/2013)

>   Nên mở cửa cho nước ngoài “mua” ngân hàng (10/10/2013)

>   Ngày 9/10, Ngân hàng nhà nước tiếp tục hút về 276 tỷ đồng (09/10/2013)

>   Điều chỉnh lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo (09/10/2013)

>   Nhiều nguồn tín dụng lãi suất giá rẻ cho khách hàng (09/10/2013)

>   'VAMC có thể dọn 60.000 tỷ đồng nợ xấu năm nay' (09/10/2013)

>   Rào cản lãi suất: Ngân hàng Nhà nước nói không, cử tri nói có (09/10/2013)

>   Chứng khoán Việt Nam và các lần điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ (10/10/2013)

>   Lãnh đạo ngân hàng yếu kém sao không bị xử lý (09/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật