Thứ Tư, 23/10/2013 17:15

Mỹ: Số việc làm mới trong tháng 9 thấp hơn dự báo

Trong dấu hiệu phản ánh rõ chiều hướng phục hồi chưa ổn định của nền kinh tế lớn nhất thế giới, ngày 22/10, Bộ Lao động Mỹ cho biết số việc làm mới được tạo ra trong tháng Chín vẫn thấp hơn dự báo, bất chấp tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho biết, trong tháng trước, nền kinh tế Mỹ đã tạo ra 148.000 việc làm mới, thấp hơn so với dự báo đưa trước đó là 150.000-200.000 việc làm.

Trong số này, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp nhiều việc làm nhất khi tạo thêm 126.000 việc làm, chủ yếu tập trung ở bốn lĩnh vực xây dựng, bán buôn, giao thông và bốc xếp lưu kho hàng hóa.

Cũng theo báo cáo, tuy số việc làm mới gia tăng khiêm tốn nhưng cũng đủ để kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp chung trong cả nước từ mức 7,3% xuống còn 7,2%, thấp nhất ở Mỹ kể từ tháng 11/2008.

Nhận định về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Mark Zandi của cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody cho rằng nguyên nhân khiến tăng trưởng việc làm của Mỹ chậm lại có thể do hậu quả từ việc tăng thuế từ ngày 1/1/2013, cộng với chương trình cắt giảm chi tiêu ngân sách tự động.

Một số chuyên gia khác dự báo số việc làm tạo ra trong tháng 10 sẽ tiếp tục giảm, thậm chí có thể kéo sang cả tháng 11 do ảnh hưởng của tình trạng suy thoái kinh tế.

Báo cáo việc làm trong tháng 10, dự kiến công bố ngày 8/11, cũng được cho là sẽ phản ánh rõ hơn tác động của cuộc chiến ngân sách và trần nợ công trên chính trường Mỹ đối với nền kinh tế đầu tàu thế giới.

Các chuyên gia cho rằng tốc độ cải thiện khá yếu trên thị trường lao động có thể khiến Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ tạm thời trì hoãn việc thu hẹp quy mô gói cứu trợ thứ 3.

Mặc dù nước Mỹ đã thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ sau khi hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đạt được thỏa thuận về nâng trần nợ công và mở cửa lại chính phủ, song cuộc chiến về ngân sách và trần nợ trên chính trường Mỹ vẫn đang tiếp diễn.

Hiện Nhà Trắng và Quốc hội đang phải đối mặt với thời hạn tiếp tục cấp ngân sách chi tiêu cho chính phủ sau ngay 15/1/2014 và nâng trần nợ công sau ngày 7/2/2014.

Các nhà kinh tế và doanh nghiệp Mỹ cho rằng sự bất ổn do các nhà hoạch định chính sách Mỹ tạo ra đã cản trở tốc độ phục hồi và tăng trưởng kinh tế kể từ khi Mỹ và thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế tồi tệ năm 2008./.

vietnam+

Các tin tức khác

>   Chính phủ Mỹ đóng cửa, hai Đảng đều "thua cuộc" (23/10/2013)

>   "Nợ của các hộ gia đình châu Á lên đến đỉnh điểm" (23/10/2013)

>   Brazil: Biểu tình đòi quốc hữu hoá ngành dầu khí (23/10/2013)

>   Cuba sẽ chấm dứt việc sử dụng hệ thống "tiền tệ kép" (23/10/2013)

>   BoE đang chần chừ trước quyết định tăng lãi suất (22/10/2013)

>   Australia nâng trần nợ để tránh nguy cơ vỡ nợ như Mỹ (22/10/2013)

>   Một công ty đa quốc gia bị cấm làm việc với chính quyền Mỹ (22/10/2013)

>   EU có thể mất tính thanh khoản vào giữa tháng 11 (22/10/2013)

>   SoftBank lại đầu tư tỷ USD sang Mỹ (21/10/2013)

>   JP Morgan nộp phạt và bồi thường kỷ lục 13 tỉ USD (21/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật