Thứ Bảy, 19/10/2013 15:30

Lãng phí không… có chủ?

Nhiều dự án, công trình xây dựng được xây dựng hoặc dở dang, hoặc không hoạt động được… vậy nhưng, dự án này nối tiếp dự án khác vẫn được cấp phép và mọc lên. Đó là thực trạng hiện nay trong vấn đề đầu tư công và đây cũng là lĩnh vực được cho là gây thất thoát, lãng phí, tham nhũng lớn nhất hiện nay ở Việt Nam.

Càng đầu tư càng… tụt hậu

Trong vòng một thập kỷ qua, Việt Nam đã đầu tư tới 20 cảng biển quốc tế; 22 sân bay dân dụng (trong đó 8 sân bay quốc tế); 267 khu công nghiệp; 18 khu kinh tế ven biển; 28 khu kinh tế cửa khẩu; 1.757 dự án trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi và di dân với tổng mức đầu tư lên tới gần 444.000 tỷ đồng. Xấp xỉ nửa triệu tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước đã đổ vào các dự án, công trình chỉ trong vòng 10 năm, song có bao nhiêu dự án phát huy được hiệu quả?

Bất chấp các yêu cầu khá quyết liệt của Chính phủ về cắt giảm, đầu tư công ở Việt Nam vẫn chiếm một tỷ lệ rất cao trong nền kinh tế - khoảng 38,9% năm 2011. Hệ số ICOR (tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho tốc độ tăng GDP) của khu vực công liên tục tăng qua các thời kỳ, chứng tỏ hiệu quả đầu tư không những thấp, mà còn sụt giảm. ICOR năm 2011 cao gấp hơn 1,5 lần năm 1996, cao gấp trên 1,2 lần năm 2001, cao gấp 1,3 lần năm 2006. Theo ông Trần Ngọc Hùng – Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, chỉ số ICOR ở mức tăng liên tục chứng tỏ hiệu quả đầu tư xây dựng rất kém.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Một con số thống kê cho hay, mức chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong những năm gần đây lên mức khá cao, trên 30% giai đoạn 2005-2010, trong khi các nước ở cùng mức độ phát triển trong khu vực (Indonesia, Philippines, Thái Lan), chỉ ở mức trên dưới 20% GDP.

Đáng nói là, thực trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư công đã diễn ra lâu nay, song dường như cái gọi là "tinh thần trách nhiệm” của những người trong cuộc đã không được nhắc đến. Cảng biển hoàn thành không có tàu cập bến, nhà máy xi măng xây xong không hoạt động… và còn hàng trăm các dự án tương tự được phê duyệt đầu tư rồi chỉ để nhận được hai chữ: Lãng phí! Vậy nhưng, không có ai đứng ra nhận trách nhiệm. Dường như, lãng phí trong đầu tư công ở Việt Nam chưa bao giờ… có chủ.

Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam đã đưa ra một nhận định rất chua xót rằng, đối với nguồn vốn của người dân, của nước ngoài, của đơn vị kinh tế ngoài nhà nước, thì chủ đầu tư thường rất thận trọng trong việc khảo sát, tìm hiểu thị trường, tìm hiểu nguồn nguyên liệu, sản phẩm đầu ra… Họ tính toán thật kỹ hiệu quả kinh tế trước khi quyết định đầu tư vì họ là chủ thực sự của đồng tiền họ bỏ ra. Còn đối với nguồn vốn nhà nước, là nguồn vốn "của chung, không của riêng ai”, thì dường như tất cả yếu tố nói trên đều bị coi nhẹ. Tình trạng "cha chung không ai khóc” có lẽ đã trở thành "lối mòn” đối với các dự án đầu tư công. Và đây cũng không còn là câu chuyện mới mẻ, thế nhưng dường như việc quy trách nhiệm cho một ai đó đối với thực trạng lãng phí lại không phải là điều đơn giản.

Theo ông Trần Ngọc Hùng, chính vì việc quy trách nhiệm cho các đối tượng có liên quan trong quá trình đầu tư dự án thiếu cụ thể, không rõ ràng, chưa đủ sức răn đe nên tình trạng lãng phí, tham ô, thất thoát trong đầu tư, xây dựng vẫn tồn tại năm này qua năm khác.

Minh Phương

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Chung cư Đại Thanh vừa bàn giao nhà đã tranh chấp (19/10/2013)

>   Gói 30.000 tỷ đồng vẫn ế (19/10/2013)

>   Rối rắm quy định về ủy quyền (19/10/2013)

>   Lối ra nào cho tồn kho bất động sản (18/10/2013)

>   Chào bán hàng loạt dự án bất động sản tại Hà Nội (18/10/2013)

>   Cho vay gói 30.000 tỷ đồng: Nếu không điều chỉnh sẽ thất bại (18/10/2013)

>   Chủ dự án địa ốc rốt ráo vực lại niềm tin (18/10/2013)

>   Dừng dự án Khách sạn SAS Hanoi Royal Hotel tại Công viên Thống Nhất (17/10/2013)

>   Nhà đất tăng tốc, văn phòng đủng đỉnh (17/10/2013)

>   Đại gia điếu cày: "Ai thích thì cứ đi khiếu kiện" (17/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật