Thứ Sáu, 04/10/2013 15:21

Kiều hối chuyển về các nước đang phát triển có thể đạt 414 tỉ USD

Ngày 02/10/2013, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra bản tin tóm tắt về tình hình kiều hối tại các nước đang phát triển. Theo đó, lượng kiều hối chuyển về các nước đang phát triển trong năm 2013 ước tính sẽ đạt 414 tỉ USD, tăng 6,3% so với năm trước, và dự kiến sẽ đạt 540 tỉ USD trong năm 2016. Lượng kiều hối chuyển về tăng mạnh trên tất cả các khu vực trên thế giới, riêng Nam Mỹ và Quần đảo Caribê lại giảm do kinh tế Mỹ tăng chậm.

Bản tin cho biết, trên toàn cầu đang có khoảng 232 triệu người di trú với lượng kiều hối gửi về nước có thể đạt 550 tỉ USD trong năm 2013 và trên 700 tỉ USD trong năm 2016 (chưa tính chi phí giao dịch).

Dự báo này phản ánh những thay đổi gần đây trong việc phân loại của WB về các nhóm quốc gia, với một số nước dẫn đầu về lượng kiều hối chuyển về. Trong đó, CHLB Nga, Latvia, Lithuania và Uruguay sẽ sớm rời khỏi danh sách các nước đang phát triển. Hơn nữa, dữ liệu về kiều hối cũng phản ánh những thay đổi về kiều hối theo định nghĩa của IMF, trong đó có loại trừ một số khoản vốn chuyển giao, làm thay đổi số liệu tại một số nước phát triển lớn như Brazil.

Các nước đứng đầu danh sách về lượng kiều hối chuyển về bao gồm: Ấn Độ với khoảng 71 tỉ USD, Trung Quốc (60 tỉ USD), Philippines (26 tỉ USD), Mexico (22 tỉ USD), Nigeria (21 tỉ USD), Ai Cập (20 tỉ USD). Nhóm quốc gia tiếp theo bao gồm: Pakistan, Bangladesh, Việt Nam và Ukraina.

So với GDP, những nước dẫn đầu về lượng kiều hối chuyển về trong năm 2012 gồm: Tajikistan (chiếm 48% GDP), Cộng hòa Kyrgyzstan (31%), Lesotho và Nepal (25%), và Moldova (24%).

Tại Khu vực Nam Á, lượng kiều hối tác động đáng kể đến cán cân thanh toán quốc gia, các nước trong khu vực này đều có chính sách thu hút kiều hối và dòng vốn vào. Tại Bangladesh, Nepal, Pakistan và Sri Lanka, lượng kiều hối chuyển về còn lớn hơn dự trữ ngoại hối quốc gia. Tại Ấn Độ, lượng kiều hối chuyển về còn lớn hơn giá trị xuất khẩu công nghệ thông tin. Do đồng bản tệ rupee trượt dốc và giá hàng hóa giảm mạnh so USD, lượng kiều hối chuyển về trong năm 2013 sẽ tăng mạnh và có thể đạt 71 tỉ USD.

Tại khu vực Caribê và Mỹ Latinh, lượng kiều hối chuyển về chịu tác động của tình hình kinh tế Mỹ. Trong những tháng gần đây, lượng kiều hối chuyển về Mexico giảm mạnh do số người di cư sang Mỹ giảm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tại Trung Đông và Bắc Phi, làn sóng di cư tăng mạnh do xung đột vũ trang. Đáng chú ý, gần 2 triệu người di cư từ Syria sang lánh nạn tại các nước láng giềng, dòng kiều hối chuyển về vì thế không có định hướng rõ ràng. Năm 2010, lượng kiều hối chuyển về Syria đạt 1,6 tỉ USD, và năm nay có tăng nhưng chỉ rất khiêm tốn. Kể từ năm 2009, lượng kiều hối chuyển về Ai Cập tăng gấp 3 lần lên 20 tỉ USD vào năm 2013 này.

Bản tin tóm tắt cũng cho thấy, phí chuyển tiền qua kênh giao dịch chính thức khá cao tiếp tục cản trở lượng kiều hối chuyển về, do nhiều người tìm đến kênh chuyển tiền không chính thức. Trên toàn cầu, chi phí chuyển tiền trung bình trong năm 2013 chiếm khoảng 9%, hầu như không thay đổi so với năm trước.

Trong khi phí chuyển tiền tương đối ổn định, các ngân hàng tại nhiều nước bắt đầu áp phí bổ sung đối với bên nhận tiền, kể cả kiều hối, chi phí tăng thêm này chiếm khoảng 5% giá trị giao dịch.

Một số ngân hàng quốc tế đang đóng cửa tài khoản đối với nghiệp vụ chuyển tiền do lo ngại nạn rửa tiền và khủng bố tài chính.

sbv

Các tin tức khác

>   Chính phủ Mỹ đóng cửa, nước hưởng lợi là Trung Quốc (04/10/2013)

>   Dầu giảm lần thứ 4 trong 5 phiên còn trên 103 USD (04/10/2013)

>   Nhà đầu tư chốt lời, vàng giảm lần thứ 3 trong 4 phiên (04/10/2013)

>   Euro tăng lên mức cao nhất 8 tháng so đô la Mỹ (03/10/2013)

>   Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm Philippines lên cấp độ đầu tư, triển vọng “tích cực” (03/10/2013)

>   Thất nghiệp là "điểm đen" của kinh tế Tây Ban Nha (03/10/2013)

>   ECB cam kết nâng cao tính thanh khoản nền kinh tế (03/10/2013)

>   Trần nợ là rủi ro lớn nhất của Mỹ (03/10/2013)

>   Chính phủ liên minh Ý tránh nguy cơ tan rã (03/10/2013)

>   Ngân hàng Vatican lần đầu công bố báo cáo tài chính (03/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật