Thứ Hai, 28/10/2013 15:19

Khủng hoảng kinh tế, hệ lụy từ tham nhũng

Dường như mọi người không dám thừa nhận có một loại tham nhũng khuynh đảo nền kinh tế thế giới đang hiện hữu, tồn tại một cách hợp pháp trên các nguyên tắc cơ bản kinh tế thị trường và các định chế tài chính quốc tế như: WB, IMF, ADB, WTO… Đó là tham nhũng tài chính ở các tập đoàn kinh tế, tài chính và ngân hàng.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu không có biện pháp ngăn chặn một cách tích cực, kiên quyết thì đây là một trong những thách thức lớn đối với an ninh kinh tế thế giới của thế kỷ XXI.

Lehman Brothers “hạ màn”

Nhìn lại từ những cuộc khủng hoảng thế giới từ trước tới nay thì có vẻ như chúng diễn ra theo chu kỳ và lần nào cũng đẩy thế giới lâm vào hoàn cảnh luôn phải đối mặt với những thách thức. Mỗi một cuộc khủng hoảng đều có nguyên nhân và hệ lụy của nó.

Song, những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI này lại có nguyên nhân từ tham nhũng tài chính ở các tập đoàn kinh tế, tài chính và ngân hàng.

Đơn cử, khủng hoảng tài chính 2008 là hệ quả của quá trình phát triển rất nhanh các ngân hàng và tổ chức tài chính - tín dụng với những sản phẩm tín dụng phái sinh mới lạ, đa dạng và không thể kiểm soát nổi trong 10 năm gần đây.

Hệ thống tài chính – tín dụng đã vươn quá xa so với chức năng truyền thống của mình là trung gian tín dụng và thanh toán. Từ đó tạo nên sự bùng nổ về đầu tư, đầu cơ trên các thị trường nhạy cảm như vàng, dầu mỏ, địa ốc, chứng khoán, bảo hiểm… đã tạo ra cung – cầu giả tạo.

Có nhiều ý kiến cho rằng, tín dụng phát triển quá nóng đã dẫn đến hiện tượng cho vay dưới chuẩn trong lĩnh vực bất động sản; vốn hóa nền kinh tế... và cuối cùng là khủng hoảng niềm tin chính là những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2001 - 2015. Tuy nhiên có nhiều phân tích lại phủ nhận điều này và quả quyết, tất cả những nguyên nhân đó không mang tính bản chất mà chỉ là những lời bào chữa hoặc hình thức bên ngoài của nguyên nhân sâu xa khác.

Bởi lẽ theo phân tích của các nhà kinh tế, thì nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng các ngân hàng cũng như các công ty bảo hiểm chính là vì họ đã mất khả năng thanh toán từ lâu và đồng loạt đợi phá sản khi khó khăn kinh tế toàn cầu xuất hiện. Chỉ riêng ở Mỹ, trung bình mỗi tháng 10 ngân hàng và công ty bảo hiểm, chưa kể số nhận cứu trợ từ Chính phủ, “ra đi” chóng vánh.

Ngân hàng Lehman Brothers (ngân hàng có bề dày hoạt động trên 100 năm) đã tuyên bố phá sản vào tháng 9/2008, Lehman với khối tài sản 639 tỷ USD, mở ra thời kỳ leo thang của khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu. Nhiều ý kiến cho rằng, mức tiền thưởng và lương khoảng 350 triệu USD, mà Richard Fuld - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc ngân hàng Lehman Brothers hưởng trong 5 năm điều hành là một trong những nguyên nhân cho sự “ra đi” của ngân hàng này…

Hàng loạt phát hiện liên quan đến các khoản lương thưởng cho các lãnh đạo cao cấp tại các tập đoàn tài chính, ngân hàng, thậm chí là đang nhận khoản cứu trợ của Chính phủ để khỏi phá sản bất chấp hiệu quả hoạt động như thế nào.

Hay như việc hưởng chế độ hoa hồng đa cấp. Chẳng hạn một nhân viên bảo hiểm nhân thọ tìm khách hàng thực hiện hợp đồng, nếu đàm phán và ký hợp đồng thì nhân viên đó được hưởng 30 – 40% giá trị, sau đó người quản lý cao hơn quản lý nhân viên đó cũng được 5 – 10%, người quản lý khu vực và người tổng quản lý cũng sẽ nhận được một số phần trăm hoa hồng nào đó...

Vậy thử hỏi giá trị còn lại tài sản là bao nhiêu và đầu tư vào lĩnh vực nào để có thể mang lại siêu lợi nhuận đủ hoàn vốn ban đầu và kèm theo giá trị tăng thêm cho khách hàng khi đáo hạn?

Quy chế lương thưởng rất cao cho cấp điều hành thông qua điều lệ, nội quy hoạt động mang tính hệ thống của các tổ chức tài chính, ngân hàng và các tập đoàn kinh tế. Việc chia lương thưởng quá cao cho các cấp lãnh đạo đã bào mòn dần dần vào tài sản của khách hàng và cổ đông.

Để hợp lý hóa các khoản chi này, họ không ngần ngại đầu tư mạo hiểm hoặc tài trợ các dự án siêu lớn để được đối tác lại quả và là cớ để huy động thêm vốn của cổ đông và củng cố niềm tin của khách hàng. Song, các khoản đầu tư vượt ra khỏi khả năng quản lý của họ, sẽ là sự trắng tay và hệ lụy đến những nhà đầu tư với kỳ vọng nguồn vốn của mình ngày càng được gia tăng.

Chính phủ Mỹ chi ra gần 800 tỷ USD, các nước châu Âu 1.000 tỷ USD, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore… lần lượt chi ra hàng trăm tỷ USD để mua lại các khoản nợ xấu hoặc cổ phần cho các tổ chức tài chính, ngân hàng sắp phá sản. Tuy nhiên, liệu các số tiền khổng lồ này có giải quyết được khủng hoảng hay không?

Liên Liên

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Trung Quốc sẽ cải cách "chưa từng có" (28/10/2013)

>   "Sự phục hồi của Eurozone yếu và không đồng đều" (27/10/2013)

>   Kinh tế Mỹ ảm đạm, chỉ số lòng tin tiêu dùng giảm (27/10/2013)

>   Iran bị phong tỏa 100 tỷ USD ở ngân hàng nước ngoài (27/10/2013)

>   Thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 8 tăng nhẹ (26/10/2013)

>   BoE có thể sẽ tăng lãi suất cơ bản sớm hơn kế hoạch (26/10/2013)

>   JPMorgan nộp phạt hơn 5 tỷ USD (26/10/2013)

>   Triển vọng của nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa sáng (26/10/2013)

>   Credit Suisse sẽ chấn chỉnh việc kinh doanh lãi suất (26/10/2013)

>   Tiền thưởng của ngân hàng Anh dự kiến lớn hơn 2013 (25/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật