Thứ Ba, 01/10/2013 13:50

Hệ lụy toàn cầu khi chính phủ Mỹ tê liệt

Khi Mỹ bị xoáy vào một cuộc khủng hoảng ngân sách khiến nhiều dịch vụ liên bang tê liệt và hơn 700.000 lao động bị ảnh hưởng, nhiều nước khác đang chứng kiến thực tế này trong tâm trạng hoang mang và hoảng sợ.

* Không đạt được thỏa thuận, Chính phủ Mỹ bắt đầu đóng cửa

Chính phủ Mỹ ngưng hoạt động từ sớm ngày 1/10 vì các nghị sĩ không thể nhất trí về ngân sách cho năm tiếp theo.

Với gần như toàn bộ thế giới, đây là một tin rất xấu. Việc các lãnh đạo của một trong những quốc gia quyền lực nhất hành tinh sẵn sàng gây ra một cuộc khủng hoảng làm ngừng trệ các dịch vụ công và làm suy giảm tăng trưởng kinh tế là điều khiến rất nhiều người ngạc nhiên.

Tuy nhiên, ở Mỹ, đây là một chiến thuật đàm phán được thừa nhận, do các đặc điểm của hệ thống liên bang Mỹ cho phép các chi nhánh chính phủ khác nhau nằm dưới sự kiểm soát của các đảng khác nhau. Đó là một cấu trúc mà những người sáng lập nước Mỹ đã để lại nhằm khuyến khích sự thỏa hiệp và cân nhắc thận trọng.

Chính phủ Mỹ đã đóng cửa tổng cộng 17 lần kể từ năm 1977. Lần cuối cùng cũng là lần lâu nhất, kéo dài 21 ngày, từ 16/12/1995 đến ngày 5/1/1996. Khi đó, chính phủ liên bang thiệt hại 1,5 tỷ USD, tương đương với 2,1 tỷ USD ngày nay.

Nếu lần này chính phủ Mỹ ngưng hoạt động trong vài ngày thì khó khăn về tài chính chỉ ảnh hưởng đến các lao động buộc phải nghỉ phép. Còn nếu nó kéo dài vài tuần, doanh thu từ ngành du lịch sẽ suy giảm trong khi người tiêu dùng và các doanh nghiệp sẽ thận trọng trước khi chi tiền.

Nếu sau đó Mỹ bị vỡ nợ liên bang thì các nhà đầu tư sẽ lo lắng về tình trạng của nền kinh tế Mỹ. Họ có thể mất lòng tin vào khả năng Mỹ thanh toán các khoản nợ, dẫn tới các mức lãi suất cao hơn từ những người cho vay nước ngoài. Trong viễn cảnh tồi tệ hơn, các chủ đầu tư nước ngoài có thể không cảm thấy tin tưởng mua trái phiếu Mỹ.

Đối với châu Âu, những bế tắc tài khóa của Mỹ có thể đặc biệt gây hại đến các nước thuộc khối đồng Euro (Eurozone) trong bối cảnh họ đang cố gắng kiểm soát các vấn đề nợ công của mình và tăng cường phục hồi kinh tế.

Nếu hỗn loạn ở Mỹ dẫn tới vỡ nợ vào tháng tới thì nó cũng sẽ là một tiền lệ cực xấu đối với Eurozone vì các thành viên của khối đang trải qua các biện pháp thắt lưng buộc bụng nhằm thoát khỏi nợ nần.

Với nền kinh tế Anh quá phụ thuộc vào lĩnh vực tài chính, các cơn bão ở Washington được cho là có thể biến thành một trận cuồng phong cho Thành London.

"Toàn cầu hóa... có nghĩa là tất cả các nước ở trong đó cùng với nhau", David Blanchflower của báo Anh Independent viết. "Người Mỹ hắt hơi và người Anh bị cúm".

John Ibbitson nhận xét trên báo Globe and Mail của Canada rằng nước này "chỉ có thể cầu mong nền kinh tế của họ sẽ không bị thiệt hại. Bất cứ điều gì kéo lê nền kinh tế Mỹ sẽ kéo kinh tế Canada tụt lại cùng".

Thanh Hảo (Tổng hợp)

vietnamnet

Các tin tức khác

>   Không đạt được thỏa thuận, Chính phủ Mỹ bắt đầu đóng cửa (01/10/2013)

>   Google trả 55 triệu USD tiền thuế năm 2012 ở Anh (01/10/2013)

>   Thượng viện Mỹ tiếp tục bác dự luật tài chính mới (01/10/2013)

>   20 tỉ euro bị... bỏ quên (01/10/2013)

>   Thủ tướng Nhật Bản Abe tiến hành cải tổ chính phủ (01/10/2013)

>   Vàng nhảy vọt hơn 8% trong quý tăng giá đầu tiên trong một năm (01/10/2013)

>   IMF thông qua gói cứu trợ 1,98 tỷ euro cho Romania (30/09/2013)

>   Nếu Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động... (30/09/2013)

>   Moody's khôi phục xếp hạng GM lên mức đáng đầu tư (29/09/2013)

>   Thủ tướng Anh cam kết duy trì đà phục hồi kinh tế (29/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật