Thứ Ba, 15/10/2013 06:07

Điều hành tài chính bằng hành chính: Rối!

Chính vì không có thái độ rõ ràng theo thị trường nên mới có tình trạng giá xăng dầu, điện… cứ báo lỗ lãi loạn cả lên!

Từ bỏ việc sử dụng các biện pháp hành chính và khuôn mẫu hoạch định chính sách dựa trên các biện pháp hành chính. Các biện pháp này có thể tạo ra tác động mong muốn trong một thời gian ngắn nhưng thiếu bền vững” - TS Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, nhấn mạnh tại hội thảo Cải cách thị trường tài chính trong chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế (Ban Kinh tế Trung ương cùng với Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức sáng 14-10).

Cần thái độ dứt khoát theo thị trường

“Hiện nay, nước ta đang dựa vào hệ thống ngân hàng để phát triển là chính trong khi thị trường tài chính còn yếu kém. Tôi không nói riêng Việt Nam mà ở các nước đang phát triển, Chính phủ thực thi chính sách kiềm chế tài chính thường có thiên hướng hạn chế sự tham gia của ngân hàng, kiểm soát lãi suất và can thiệp vào sự phân bổ tín dụng mà hậu quả một số ít ngân hàng lớn thống lĩnh dòng vốn chảy chủ yếu vào các doanh nghiệp lớn. Thêm vào đó thị trường tín dụng chiếm vị trí thống lĩnh nhưng các loại hình dịch vụ còn nghèo nàn; ngân hàng thương mại nhà nước vẫn chiếm 50% thị phần…” - ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng, nêu bất cập.

Theo nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan, thị trường tín dụng chính thống được lành mạnh sẽ tạo niềm tin cho người dân trên thị trường tài chính. Ảnh: HTD

Theo nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm, thị trường chứng khoán, bảo hiểm có rất nhiều vấn đề liên quan đến tài chính, ngân hàng. Vì vậy, nếu không giải quyết được thị trường chứng khoán và bảo hiểm thì cũng khó giải quyết các vấn đề của thị trường tài chính, ngân hàng. “Hiện nay, chúng ta giải quyết theo kiểu gặp vấn đề nào thì giải quyết vấn đề nấy, thấy chỗ nào dễ thì tập trung làm. Nếu chúng ta cứ chập chờn, không dứt khoát như vừa qua sẽ phải trả giá đắt. Chính vì không có thái độ rõ ràng theo thị trường nên mới có tình trạng giá xăng dầu, điện đóm cứ báo lỗ lãi loạn cả lên. Theo tôi, cần có thái độ dứt khoát theo thị trường, nếu không chúng ta sẽ loay hoay, lúng túng mãi” - ông Kiêm nhấn mạnh.

Theo TS Võ Trí Thành, ngoài việc từ bỏ các biện pháp hành chính, Chính phủ cần có thông điệp rõ ràng và quyết đoán về ổn định vĩ mô và cần được điều phối hợp lý. Đồng thời, tăng cường giám sát tài chính và hệ thống giám sát và hỗ trợ thích hợp cho các nhóm thiệt thòi.

Tín dụng đen chiếm 30% thị trường tài chính

Theo nhiều chuyên gia, vấn đề “tín dụng đen” cũng là một mối quan tâm cần giải quyết trong cải cách thị trường tài chính. TS Võ Trí Thành cho biết tín dụng đen ở Việt Nam chiếm 30% thị trường tài chính. Đây là những khoản tín dụng nằm ngoài hệ thống ngân hàng, tuy không vi phạm pháp luật nhưng không rõ những tín dụng này đi về đâu. Thời gian gần đây, tín dụng đen có giảm đi do thị trường tài chính khó khăn, nhiều vụ đổ vỡ tín dụng đen xảy ra, người dân cũng rút kinh nghiệm dần và phần lớn rơi vào bất động sản. “Tuy nhiên, điều này cho thấy Nhà nước không kiểm soát được cung tín dụng. Đồng thời, phản ảnh niềm tin của người dân giảm sút, tạo nên nhiều quan hệ xã hội tiêu cực” - TS Thành nói.

Trao đổi với báo chí, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng con số tín dụng đen như vậy là khá cao chứ không phải nhỏ. “Khi niềm tin của người dân bị giảm sút vào hệ thống tài chính chính thống thì đó chính là cơ hội khuyến khích cho tín dụng đen hoạt động. Điều này phản ảnh việc thiếu niềm tin của người dân với thị trường tín dụng chính thống. Về mặt xã hội là rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến ổn định xã hội”. - ông Khoan nói.

Theo ông Khoan, nếu chỉ dùng biện pháp hành chính như lâu nay để điều chỉnh thị trường tài chính thì không thể khắc phục được tình trạng tín dụng đen mà phải làm lành mạnh thị trường tín dụng chính thống để tạo niềm tin của người dân. Còn TS Võ Trí Thành thì cho rằng về trung hạn và dài hạn cần có giải pháp chính thức hóa các nguồn tín dụng đen này.

Cải cách tài chính tốn kém cũng phải làm

Cải cách tài chính là một quá trình khó khăn và tốn kém. Song chi phí cải cách dù lớn đến đâu cũng nhỏ hơn nhiều so với chi phí các quốc gia phải gánh chịu để khắc phục khủng hoảng. Tôi muốn nhấn mạnh đến tính cấp thiết cải cách tài chính ở Việt Nam, nhất là khi chúng ta đang đứng trước thềm hội nhập.

Ông VŨ VIẾT NGOẠN,
Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gi

Thu Hằng

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Kinh tế “khỏe” hơn, thật không? (14/10/2013)

>   30.000 đầu việc làm thêm cuối năm (12/10/2013)

>   Mừng lạm phát thấp, lo mất cân đối tài chính (12/10/2013)

>   Vốn FDI cấp mới 9 tháng tăng 18,6% so cùng kỳ (12/10/2013)

>   Ba điểm hạn chế của kinh tế Việt Nam (11/10/2013)

>   Nhật muốn đầu tư nông nghiệp (10/10/2013)

>   Đầu tư ra nước ngoài là khẳng định vị thế của VN (10/10/2013)

>   Các TCTD kỳ vọng CPI tháng 10 tăng 0,76% (10/10/2013)

>   Bế mạc Hội nghị Trung ương 8 (09/10/2013)

>   Chuyên gia Cấn Văn Lực: Nền kinh tế đang “ấm lên từ đáy” (09/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật