Dắt người Thái vào chứng khoán Việt
Thực tế cho thấy, có nhiều tập đoàn lớn của Thái Lan đang đầu tư vào Việt Nam. Điều này đã “kích thích” nhà đầu tư chứng khoán Thái Lan muốn tìm hiểu kỹ hơn về TTCK Việt Nam.
“Trước nhu cầu đó, đầu tuần qua, CTCK Maybank Kim Eng (MKE) Thái Lan đã tổ chức cho hơn 30 nhà đầu tư cá nhân người Thái sang Việt Nam để tìm hiểu môi trường đầu tư, cũng như tham quan thực tế các doanh nghiệp niêm yết lớn như VNM, DPM, PVD…”, ông Sukit Udomsirikul, Giám đốc Nghiên cứu Phân tích MKE Thái Lan chia sẻ với Đầu tư Chứng khoán.
Ông Sukit cho biết, TTCK Việt
Nam
còn rất trẻ và có nhiều cơ hội phát triển trong 5 - 10 năm nữa. Đó chính là lý do hấp dẫn NĐT Thái Lan tìm hiểu để đầu tư vào thị trường này. Đồng quan điểm, ông Niwes Hemvachira Varakorn, nhà đầu tư cá nhân có tiếng trên TTCK Thái Lan nhận xét, nhìn lại 10 năm về trước, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều, tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tình hình chính trị ổn định, đồng thời có nhiều doanh nghiệp tiềm năng là cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sau khi đã đến Singapore, Malaysia, Hồng Kông…, ông Niwes cho rằng, TTCK Việt Nam đang là lựa chọn tốt nhất khu vực ở thời điểm hiện tại, dù những vấn đề về nền tảng thị trường như luật pháp, hàng hóa, cơ cấu nhà đầu tư… chưa phát triển bằng các thị trường nói trên.
Tìm hiểu về TTCK Việt Nam, ông Niwes cho biết, ông nhận thấy khá nhiều lĩnh vực có thể lựa chọn đầu tư, nhưng ông vẫn đang cân nhắc kỹ để có thể tìm kiếm được công ty phù hợp với tiêu chí của mình. “Bản thân tôi thích chọn những công ty lớn, thông tin rõ ràng, minh bạch, hơn là các công ty nhỏ”, ông Niwes nói.
Cùng trong đoàn tham quan với ông Niwes, ông Pakpoom Sirihongthong, một nhà đầu tư khác đến từ Thái Lan cho biết, lĩnh vực ông quan tâm là thị trường tiêu dùng, bán lẻ, viễn thông tại Việt Nam đang khá phát triển với một nền tảng dân số đang trong “thời kỳ vàng”. Theo ông Parkpoom, lĩnh vực bán lẻ tại Việt
Nam
có tiềm năng lớn với nhiều doanh nghiệp hấp dẫn để đầu tư, nhưng hiện có rất ít công ty thuộc lĩnh vực này được niêm yết. Đây cũng là điểm bất lợi của TTCK Việt
Nam
trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tại, ông Parkpoom tìm hiểu về MobiFone, vì có thông tin công ty viễn thông di động hàng đầu Việt Nam này đang trong quá trình chuẩn bị bán đấu giá cổ phần.
Khi tìm hiểu đầu tư vào TTCK Việt Nam, các nhà đầu tư Thái Lan cho rằng, họ sẽ gặp một số khó khăn về vấn đề room, thông tin về DN niêm yết, vấn đề tỷ giá… Bên cạnh đó là những rủi ro xuất phát từ chính sách, quy định còn chưa được hoàn thiện. Cụ thể, về vấn đề tỷ giá, ông Parkpoom cho rằng, tỷ giá tại Việt Nam thường biến động mạnh, có thể gây ra rủi ro cho các khoản đầu tư ngoại khi đồng nội tệ của Việt Nam chưa thực sự vững. Đối với vấn đề room ngoại, ông Niwes cho biết, Việt Nam đang tính toán cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư với tỷ lệ sở hữu cao hơn mức 49% đối với các doanh nghiệp thông thường là thông tin tích cực để thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, một số doanh nghiệp niêm yết lớn công bố thông tin khá rõ ràng, minh bạch, nhưng đã kín room ngoại nên các nhà đầu tư như ông Parkpoom ưu tiên đầu tư vào các công ty nhỏ hơn. Ông Pakpoom cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, Việt
Nam
nên mở rộng cửa cho nhà đầu tư nước ngoài, đây có thể là động lực để nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn.
Tuy nhiên, ông Parkpoom chia sẻ, khi đầu tư vào những doanh nghiệp nhỏ, các nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi thông tin về nhiều doanh nghiệp loại này khá mơ hồ, thông tin về các dự án mà doanh nghiệp đang và sắp triển khai không có nhiều. “Tôi vẫn đang chờ hệ thống kiểm toán tại Việt
Nam
hoàn thiện hơn rồi sẽ đầu tư”, ông Parkpoom nói.
Tương tự, theo ông Niwes, nhà đầu tư luôn có nhu cầu tìm hiểu thông tin trực tiếp từ các công ty, thay vì thông qua trung gian, trong khi đó, việc tiếp cận thông tin về TTCK Việt Nam rất khó, nhất là thông tin chi tiết bằng tiếng Anh.
Ông Sukit nhận định, TTCK Việt
Nam
do còn non trẻ nên chính sách, quy định và cả quy mô của thị trường đều có những điểm hạn chế. Tuy nhiên, hiện nay, Chính phủ Việt
Nam
đang nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, cơ hội trên TTCK Việt Nam đang mở ra với các nhà đầu tư ngoại, nhất là những nhà đầu tư gần gũi về vị trí địa lý và có nhiều điểm tương đồng như nhà đầu tư Thái Lan.
Phan Hằng
Đầu tư chứng khoán
|