Thứ Sáu, 25/10/2013 22:10

APEC cần chú trọng hợp tác nội khối, tiêu dùng nội địa

Các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) cần cải thiện thương mại và đẩy mạnh tiêu dùng nội địa để thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm trong bối cảnh các nền kinh tế trong khu vực đang hướng tới mục tiêu này thông qua thực hiện cam kết mạnh mẽ về tự do hóa thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng chảy xuyên biên giới.

Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn thông cáo báo chí ngày 25/10 của Ban thư ký APEC cho biết khuyến cáo trên được các nhà nghiên cứu đưa ra tại Hội nghị chuyên đề về chính sách công do Đơn vị Hỗ trợ chính sách APEC (ASPU) phối hợp với Trường Đại học Lee Kuan Yew tổ chức, diễn ra mới đây tại Singapore.

Giám đốc ASPU, Denis Hew cho rằng các chính sách làm dịu các thị trường tài chính đã chứng tỏ hiệu quả, nhưng con đường tăng trưởng vẫn chưa ổn định, đòi hỏi các nền kinh tế APEC cần đẩy nhanh tái cân bằng hướng tới đầu tư tư nhân và tiêu thụ hộ gia đình nhiều hơn, và các dòng chảy hàng hóa, dịch vụ, con người và vốn qua biên giới gia tăng sẽ giúp thúc đẩy quá trình này.

APEC mặc dù đã vượt trội so với phần còn lại của thế giới trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính và hiện chiếm khoảng 57% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 47% thương mại toàn cầu, nhưng tốc độ tăng trưởng 4,1% của APEC trong năm 2012 dự kiến sẽ chậm lại trong năm 2013, trước khi tăng dần trở lại trong năm 2014.

Theo APSU, nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của APEC là thúc đẩy cho thành công của Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) lần thứ 9, sẽ diễn ra trong tháng 12 tới tại Bali, Indonesia, và hoàn tất đàm phán mở rộng phạm vi sản phẩm của Hiệp định Công nghệ thông tin trước đó.

Hiện là thời điểm quan trọng mà APEC cần thúc đẩy tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế trong khu vực, tìm hiểu các cơ hội trong WTO, dành ưu tiên cho việc cải thiện giao tiếp giữa các bên tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) khác nhau, thúc đẩy hỗ trợ kỹ thuật và hợp tác để tiến tới mục tiêu cuối cùng là tạo ra một Khu vực mậu dịch tự do châu Á-Thái Bình Dương.

Tham luận tại hội nghị, chuyên gia kinh tế vĩ mô thuộc APSU, Quỳnh Lê cho rằng khi các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương dỡ bỏ các rào cản thương mại, như thủ tục hải quan phức tạp, nâng cao hiểu biết về các vấn đề như mua sắm chính phủ và giải quyết tranh chấp, thì việc kết nối tốt hơn giữa các thành viên là rất quan trọng để đảm bảo rằng mọi doanh nghiệp và người dân đều được hưởng lợi.

vietnam+

Các tin tức khác

>   EU đạt được thỏa thuận về bảo vệ người tiêu dùng (24/10/2013)

>   Doanh thu GSK mất 60% vì scandal hối lộ (24/10/2013)

>   Bong bóng ở thị trường bất động sản “phẳng lặng” nhất châu Âu (23/10/2013)

>   Năm tập đoàn giành quyền khai thác mỏ dầu Libra (22/10/2013)

>   Nhật Bản thâm hụt thương mại kỷ lục trong 6 tháng (22/10/2013)

>   Doanh nghiệp Trung Quốc tranh nhau mỏ dầu lớn nhất thế giới (21/10/2013)

>   Lenovo đang nhắm đến BlackBerry (18/10/2013)

>   Doanh thu IBM giảm quý thứ 6 liên tiếp (17/10/2013)

>   Ngành bông ở Mỹ khốn đốn vì chính phủ đóng cửa (14/10/2013)

>   Ai Cập ngừng xuất gạo đáp ứng nhu cầu trong nước (14/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật