Chủ Nhật, 13/10/2013 11:00

Ấn Độ: Sẽ tiếp tục tuột dốc?

Tăng trưởng yếu kém, lạm phát tăng tốc, thâm hụt tài khoản vãng lai cao kỷ lục và đặc biệt đà lao dốc của đồng rupee đang đẩy Ấn Độ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế mới…

Tăng trưởng sụt giảm

Thời báo Kinh tế Ấn Độ cho biết, nền kinh tế Ấn Độ chỉ tăng trưởng 4,4% trong quý I của năm tài khóa 2013-2014 (từ tháng 4-6/2013), giảm 0,4% so với quý trước. Đây là tốc độ tăng trưởng chậm nhất kể từ quý I/2009. Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ mới đây cũng cho biết tỷ lệ lạm phát tại nước này đã tăng nhanh trong tháng 7/2013, lên mức 5,79%, mức cao nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây.

Thực trạng kinh tế hiện nay tại Ấn Độ cho thấy điểm chững lại sau hơn một thập kỷ phát triển vốn được đánh giá là thần kỳ ở nước này. Năm 2011, Ấn Độ hoàn thành hai thập kỷ tiến hành cải cách (1991 - 2011) với nhiều thành tựu đạt được trên các lĩnh vực khác nhau. Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn nhất khu vực Nam Á, đứng vị trí thứ 3 châu Á. Tuy nhiên, đến năm 2012, GDP Ấn Độ chỉ tăng 5%. Nền kinh tế nước này bắt đầu phải đối mặt với nhiều khó khăn như thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai, tỷ lệ lạm phát tăng cao…

Tình trạng kinh tế Ấn Độ như hiện nay có gốc rễ sâu xa. Theo New York Times, Chính phủ của đảng Quốc đại hiện nay, lên cầm quyền từ năm 2004, phạm phải hai sai lầm cơ bản: Thứ nhất, Chính phủ cho rằng sự phát triển kinh tế của Ấn Độ là một quá trình tự thân, do đó đã không chú trọng xử lý những vấn đề nghiêm trọng thuộc về cơ cấu kinh tế; Thứ hai, khi đã có một ngân sách tương đối dồi dào, lập tức thực hiện các chương trình tái phân phối lớn.

Đồng rupee mất giá

Ngày 28/8/2013, đồng rupee tiếp tục mất giá kỷ lục so với USD, với tỷ giá lên mức 68,85 rupee/ USD. Đồng tiền của Ấn Độ đã giảm 20% kể từ tháng 4/2013 đến nay. Với các diễn biến trên, giới phân tích dự báo, đồng rupee sẽ trở thành đồng tiền yếu nhất của châu Á năm 2013 này.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là nhu cầu mua đồng USD từ các ngân hàng và các nhà nhập khẩu đều tăng. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán yếu, các nhà đầu tư rút vốn bằng đồng rupee chuyển sang mua USD. Đồng USD đã mạnh lên so với các đồng tiền chủ chốt khác ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố các chính sách sẽ giảm dần các chương trình kích thích kinh tế. Động thái này đã khiến hàng tỷ USD bị rút khỏi các thị trường mới nổi để chảy vào Mỹ nhằm hưởng lãi cao hơn, làm cho tiền tệ của các nước mới nổi, trong đó có đồng rupee lao đao.

Chính phủ cần hành động

Trước các lo ngại Ấn Độ có nhiều dấu hiệu của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1991, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã tuyên bố, Ấn Độ không thể rơi vào cuộc khủng hoảng thanh toán như năm 1991, khi nguồn dự trữ ngoại hối của Ấn Độ năm 1991 chỉ đủ cho nhu cầu trong 15-20 ngày, còn dự trữ ngoại hối hiện nay đủ cho nhu cầu trong từ 6 đến 7 tháng. Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái của đồng rupee hiện nay được thả nổi theo thị trường chứ không bị ấn định như năm 1991. Bởi vậy, việc đồng rupee trở lại quỹ đạo sẽ do thị trường tự điều chỉnh và đây không phải là điều quá lo ngại.

Tuy nhiên, rõ ràng có thể thấy, chính phủ Ấn Độ không thể giấu được những biến động nghiêm trọng đang diễn ra trong nền kinh tế nước này. Các chuyên gia cho rằng chính phủ Ấn Độ vẫn phải nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề từ bên trong chính nền kinh tế nước này.

Huy Hiếu

Tài Chính

Các tin tức khác

>   Mỹ hối thúc IMF đánh giá tỷ giá hối đoái toàn cầu (13/10/2013)

>   Khôi phục hệ thống ngân hàng sau khủng hoảng: Kinh nghiệm từ Mỹ (13/10/2013)

>   Ngân hàng Thế giới tinh gọn bộ máy (13/10/2013)

>   Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ tăng mạnh (12/10/2013)

>   Bốc hơi 25 USD chỉ trong 2 phút, vàng ngừng giao dịch 10 giây (12/10/2013)

>   IMF: Sai lầm trong thu hồi QE có thể thổi bay 2.3 ngàn tỷ USD khỏi thị trường trái phiếu (11/10/2013)

>   Hy Lạp có thể đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách (11/10/2013)

>   Anh: BoE giữ nguyên mức lãi suất thấp kỷ lục 0,5% (11/10/2013)

>   "Quả bom" vỡ nợ của nước Mỹ sắp được tháo ngòi? (11/10/2013)

>   Vàng rớt hơn 10 USD và tụt khỏi mốc 1,300 USD/oz (11/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật