Thứ Sáu, 13/09/2013 11:44

Trái phiếu đặc biệt của VAMC: Công cụ để xử lý nợ xấu

Một trong những công cụ quan trọng để Công ty quản lý tài sản (VAMC) và các NHTM có thể “hợp tác” xử lý nợ xấu (XLNX) là trái phiếu đặc biệt (TPĐB). Vậy TPĐB là gì, hiểu nó thế nào cho đúng là vấn đề mà dư luận đang quan tâm. Thời báo Ngân hàng có cuộc trao đổi nhanh với TS. Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính - ngân hàng xung quanh vấn đề này.

Đề nghị TS. đánh giá công cụ TPĐB mà VAMC sẽ sử dụng để xử lý nợ xấu?

Tôi cho rằng trong bối cảnh ngân sách quốc gia không đủ để “bơm” cho VAMC một nguồn vốn đủ lớn nhằm giải quyết dứt điểm ngay các khoản nợ xấu thì việc sử dụng TPĐB để mua bán nợ trên danh nghĩa gần như là một công cụ mang tính khả thi nhất hiện nay. Thế nhưng, có lẽ cũng không thể chỉ dừng ở công cụ này mà phải đi vào mua bán nợ theo cả phương thức thương lượng mà trong trường hợp đó thì TPĐB không thích hợp nữa.

Độc giả vẫn muốn biết TPĐB là gì, ông có thể nói rõ hơn?

Câu hỏi đó là câu hợp lý và chúng ta nên đặt ra để công chúng hiểu. Theo cách hiểu của tôi thì câu trả lời ở đây là: TPĐB là trái phiếu chuyên biệt, chỉ sử dụng cho mục đích mua bán nợ trên danh nghĩa giữa VAMC với NHTM. Đặc thù của TPĐB là do VMAC phát hành, có nghĩa là trái phiếu này chỉ dùng để mua nợ xấu của các NHTM mà thôi.

Bên cạnh đó, TPĐB không được chuyển nhượng và mua bán trên thị trường chứng khoán. Nếu là một trái phiếu thông thường thì giá trị của trái phiếu phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tài chính của nhà phát hành.

Ngoài ra, gọi là TPĐB vì nó chỉ có giá trị danh nghĩa và mỗi năm NHTM phải trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) 20% giá trị của trái phiếu. Đây là hình thức rất đặc biệt. Vì chẳng hạn nếu mua trái phiếu thông thường của một DN nào đó, giá trị của trái phiếu đó sẽ diễn biến theo thị trường và người mua không phải trích lập DPRR. Tóm lại, có thể hiểu TPĐB là một công cụ tài chính đặc biệt chỉ để sử dụng trong vấn đề XLNX.

Theo những lý giải trên của TS. lại phát sinh một vấn đề là vậy có nên đặt TPĐB này trong mối tương quan với các loại trái phiếu hay giấy tờ có giá khác hay không?

Câu trả lời là không nên. TPĐB thực ra là cái tên thôi vì bản chất đây không phải là trái phiếu, mà chỉ là một giấy nợ của VAMC với NHTM khi ngân hàng bán nợ. Thay vì trả tiền mặt, VAMC trả cho NHTM giấy nợ này. Do đó, không nên đặt TPĐB trong mối tương quan so sánh như vậy cũng như không nên đặt nó ngang hàng với các loại trái phiếu, giấy tờ có giá khác bởi chức năng đặc biệt của nó cũng như bởi sự khác biệt về đối tượng, chức năng, giá trị của chúng không cùng “trường” để so sánh.

Với 2 thông tư mới ban hành, đã đủ hành lang pháp lý cho VAMC hoạt động chưa, thưa TS.?

Việc ban hành các thông tư này sẽ mang đến các tác động tốt. Trong số đó, 2 vấn đề tích cực nhất thấy ngay: Một là việc không yêu cầu nợ xấu muốn bán phải đảm bảo bằng 65% bằng BĐS như trong dự thảo trước đây. Điều này sẽ tạo thuận lợi hơn nhiều cho các NHTM trong bán nợ xấu; Hai là, tỷ lệ chiết khấu tối đa là 70% của TPĐB, cao hơn nhiều so với dự thảo trước đó. Điều này cũng rất phù hợp, khuyến khích bán nợ cho VAMC.

Nhưng việc XLNX là vấn đề rất lớn và nếu nói hành lang pháp lý như vậy đã đủ thì tôi cho là chưa đủ. Chỉ đơn cử một vấn đề là XLNX liên quan rất nhiều đến xử lý tài sản đảm bảo (TSĐB). Mà xử lý TSĐB hiện tại còn vướng mắc nhiều, đặc biệt liên quan đến BĐS. Cần phải điều chỉnh về khung pháp lý và cơ chế để giải quyết nhanh vấn đề TSĐB liên quan đến các khoản nợ xấu, bởi nợ xấu là vấn đề phải xử lý khẩn trương, không phải các vấn đề thông thường mà tranh tụng pháp lý có thể kéo dài đến cả vài năm trời.

Một trong những cách thức để giải quyết vấn đề này là cần trao cho VAMC một uy quyền rộng rãi hơn để xử lý các TSĐB. Theo đó, những quyết định của VAMC cần mang tính pháp lý như một phán quyết của tòa án.

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Lê

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Ngày 12/9, NHNN hút về 1.732 tỷ đồng (12/09/2013)

>   Người nghèo vay lãi cao gấp 6 lần lãi suất ngân hàng (12/09/2013)

>   VCBS: Tín dụng sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm (13/09/2013)

>   OCB, VCB, CTG được phép mở thêm phòng giao dịch (12/09/2013)

>   12 cán bộ ngân hàng VDB và LienVietPostBank bị khởi tố vì 'món nợ của đại gia' (12/09/2013)

>   Ngân hàng khốn khổ vì cả nể doanh nghiệp VIP (12/09/2013)

>   Thời khốn khó, ngân hàng tự chặt bớt 'chân tay' (12/09/2013)

>   Đã giải ngân 70 tỷ cho cá nhân vay mua, thuê nhà (11/09/2013)

>   Gói cho vay 30.000 tỷ đồng: Đã cam kết cho vay 331 khách hàng cá nhân (11/09/2013)

>   Công chứng viên “giúp sức” cho kẻ lừa tiền ngân hàng NamABank lãnh 5 năm tù (11/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật