Thứ Bảy, 14/09/2013 08:51

Tham gia TPP: Không dễ hưởng lợi!

Vòng đàm phán thứ 19 về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa kết thúc vào ngày 31/8. Như vậy, việc Việt Nam ký kết TPP đang dần thành hiện thực. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu không chuẩn bị khẩn trương, tham gia TPP, Việt Nam sẽ “thua trên sân nhà”.

Doanh nghiệp cần chủ động mới tận dụng được cơ hội từ TPP

Để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0%, TPP đòi hỏi rất nghiêm ngặt về quy tắc xuất xứ, tức là, giá trị của hàng hóa xuất khẩu phải được tạo ra tại nước tham gia TPP với một tỷ lệ nhất định. Chẳng hạn, với hàng dệt may, để được hưởng thuế nhập khẩu 0%, TPP yêu cầu các công đoạn sợi, vải, cắt, may phải được thực hiện tại quốc gia tham gia TPP. Điều đó có nghĩa là, bên cạnh cơ sở sản xuất chính phải có hàng loạt cơ sở công nghiệp hỗ trợ. Đây là điểm yếu nhất của nền kinh tế nước ta.

Những năm qua, nhiều doanh nghiệp (DN) trong ngành may mặc, da, giày chỉ thuần túy gia công cho DN nước ngoài. Đón đầu TPP, nhiều DN FDI đã đầu tư xây dựng nhà máy công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Chẳng hạn, trong ngành may, các công ty như Kyungbang (Hàn Quốc), Texhong (Hồng Kông- Trung Quốc)... xây dựng nhà máy sợi. Trong khi đó, các DN dệt, may Việt Nam rất khó đầu tư xây dựng những nhà máy sợi hiện đại, đáp ứng những đòi hỏi nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường. Do đó, rất có thể, các DN Việt Nam sẽ tiếp tục làm gia công cho các DN FDI ngay trên đất nước mình. Những lợi ích của TPP chỉ có các DN FDI được hưởng.

Thứ hai, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu theo những quy định của TPP sẽ chịu áp lực rất lớn của hàng rào phi thuế quan- những quy định về an toàn, vệ sinh môi trường và lao động mà các nước nhập khẩu tham gia TPP được quyền đưa ra. Chẳng hạn, năng lực sản xuất và công nghệ của nước ta còn hạn chế nên sản phẩm nông sản nhiệt đới thường xuyên bị dịch bệnh, khó vượt qua cửa kiểm soát nghiêm ngặt của nước nhập khẩu.

Thứ ba, tham gia TPP, Việt Nam sẽ phải mở cửa đối với thị trường dịch vụ- một lĩnh vực lâu nay nước ta mở cửa rất hạn chế. Các nhà cung cấp dịch vụ có tiềm lực kinh tế mạnh và nhiều kinh nghiệm sẽ vào Việt Nam, nhiều nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam- vốn có quy mô nhỏ, ít kinh nghiệm- sẽ bị thua ngay trên sân nhà!...

 Việc giảm thuế sẽ làm tăng lượng hàng nhập khẩu vào Việt Nam của các nước tham gia TPP với giá cạnh tranh. Từ đó, thị phần nội địa của hàng hóa Việt Nam sẽ bị thu hẹp. Đây cũng là thách thức lớn đối với các DN trong lĩnh vực phân phối của nước ta.

 Làm gì để tham gia TPP, các DN Việt Nam không bị thua trên sân nhà? Đó là câu hỏi mà trách nhiệm trả lời là của cả nhà nước và DN.

Nhà nước cần đẩy nhanh hơn tiến trình tái cơ cấu DNNN theo hướng xóa bỏ những ưu đãi, biệt lệ cho khu vực này; giảm thiểu số DN mà nhà nước nắm cổ phần/vốn góp chi phối; bảo đảm sự minh bạch đến mức cao nhất đối với hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Quan trọng hơn là tạo ra sự liên kết nội tại giữa các DNNN và các DN thuộc các thành phần kinh tế khác trong chuỗi giá trị của sản phẩm, nhanh chóng hình thành những vệ tinh- các DN khu vực ngoài quốc doanh- cho các DNNN có quy mô lớn trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.

Với các DN, cần tập trung vào năng lực cốt lõi, nâng cao năng lực quản trị, bảo đảm sự minh bạch đối với đối tác và đồng sở hữu. Các DN ngoài quốc doanh cần nhanh chóng thoát khỏi quy mô và phương thức quản trị gia đình để trở thành vệ tinh cho các DNNN cùng phát triển.

Luật gia Vũ Xuân Tiền

Báo công thương

Các tin tức khác

>   Việt Nam dành nhiều cơ hội cho công ty Singapore (13/09/2013)

>   Nhật Bản dành 500 triệu USD vốn ODA cho Việt Nam (13/09/2013)

>   Quy định như dự luật sẽ có 99% doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản (13/09/2013)

>   Bỏ trích trực tiếp lệ phí đăng ký và cấp biển số ôtô, xe máy (13/09/2013)

>   Giá nước “rượt đuổi“ giá điện? (13/09/2013)

>   Dự án tỷ đô “thống lĩnh” vốn FDI (13/09/2013)

>   Giảm 70% thuế, từ 2014 có ôtô giá 300 triệu (13/09/2013)

>   Thép tiếp tục tăng giá (13/09/2013)

>   Việt Nam gia tăng triệu phú đô la nhiều thứ hai tại Đông Nam Á (12/09/2013)

>   Chuẩn bị thí điểm thị trường bán buôn điện cạnh tranh (12/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật