Thứ Tư, 04/09/2013 09:11

“Soi” hoạt động doanh nghiệp FDI Trung Quốc trên sàn

Qua các năm, lãi lỗ của các doanh nghiệp biến động thất thường và phần lớn rất hiếm khi trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông.

Thực tế trên hai sàn chứng khoán Việt Nam thì sức hút của các doanh nghiệp FDI đối với nhà đầu tư không cao. Các doanh nghiệp này thường hay báo lỗ, có những đột biến mạnh về lợi nhuận.

Nếu xét riêng nhóm doanh nghiệp có FDI từ Trung Quốc thì có thể điểm ra được 6 đơn vị đang niêm yết. Không nằm ngoài xu hướng, điểm chung của các doanh nghiệp FDI Trung Quốc này là mức thanh khoản cổ phiếu thấp, giá cổ phiếu nay đã giảm mạnh so với giai đoạn mới lên sàn. Các cổ phiếu này hiện đều đang giao dịch dưới mệnh giá. Thậm chí có những cổ phiếu có thị giá xoay quanh mốc 3,000-4,000 đồng/cp. Qua các năm, lãi lỗ của các doanh nghiệp biến động thất thường và phần lớn rất hiếm khi trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông.

Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2013, có 3 doanh nghiệp báo lãi, 2 doanh nghiệp báo lỗ và 1 doanh nghiệp chưa công bố BCTC là CYC.

Kết quả kinh doanh 6 DNNY có FDI Trung Quốc

Cổ đông “hóng” mãi cổ tức

Kết quả làm ăn yếu kém của các doanh nghiệp FDI niêm yết trong nhiều năm qua luôn là một ẩn số cho nhà đầu tư. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp báo lỗ nhưng vẫn tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất… Ngoài ra, có những doanh nghiệp vẫn có lãi nhưng lại không có ý định trả cổ tức cho cổ đông.

Từ lúc lên sàn năm 2006, hoạt động kinh doanh của CTCP Gạch men Chang Yih (HOSE: CYC) cũng khá bết bát khi lỗ khi lãi lẹt đẹt. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu của CYC đến thời điểm này vẫn chưa được nhận một đồng cổ tức nào trong khi thị giá cổ phiếu không ngừng lao dốc, hiện chỉ còn 4,200 đồng/cp. 

Một số chỉ tiêu của CYC qua các năm

Lợi nhuận các năm của CYC đa phần đều không dùng để trả cổ tức hay trích lập quỹ mà giữ lại để tái đầu tư. Đến năm 2013, CYC đặt kết hoạch doanh số tiêu thụ 330 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế nhảy vọt lên 10 tỷ đồng nhưng cũng không có một đồng nào cho kế hoạch cổ tức. CYC sẽ đầu tư xây dựng cơ bản 100,000 USD, mua sắm máy móc thiết bị 500,000 USD trả nợ vay cho công ty mẹ 1 triệu USD. Năm 2013 có thể sẽ là năm ấn tượng của CYC bởi con số kế hoạch lợi nhuận có sự tăng trưởng mạnh; 6 tháng đầu năm công ty lãi hơn 7 tỷ đồng, tương ứng đã hoàn thành tới 70% kế hoạch.

CTCP Dây và Cáp điện Taya Việt Nam (HOSE: TYA) là doanh nghiệp FDI Trung Quốc duy nhất phần lớn qua các năm đều duy trì lợi nhuận từ hai con số trở lên. Tuy nhiên, năm 2008, TYA bất ngờ lỗ nặng 108 tỷ đồng vì thế từ đó đến nay cổ đông của công ty này vẫn hoài ngóng cổ tức mà chẳng thấy đâu. Trước đó, năm 2006 và 2007 TYA có trả cổ tức cho cổ đông nhưng bằng cổ phiếu.

Một số chỉ tiêu của TYA qua các năm

CTCP Full Power (FPC) cũng là doanh nghiệp FDI Trung Quốc lên sàn theo trào lưu năm 2006 nhưng đã sớm chia tay vào 2011 do lỗ 3 năm liên tiếp từ 2008 đến 2010. Ngoài ra, năm 2011 FPC cũng lỗ tiếp 230 tỷ đồng và phải lên kế hoạch bán nhiều tài sản cũng như rút vốn tại nhiều công ty để chống chọi với khoản lỗ trong thời gian qua.

Với 5 năm niêm yết, FPC chỉ để lại dấu ấn thua lỗ và không đồng cổ tức cho cổ đông.

 

Một số chỉ tiêu qua các năm của FPC

Niềm vui ngắn…

Không phải tất cả các doanh nghiệp FDI Trung Quốc này đều không chịu trả cổ tức cho cổ đông, mà có trả bằng cách này hay cách khác. Tuy nhiên, niềm vui đó của cổ đông không mấy trọn vẹn khi cổ tức lẫn giá cổ phiếu rớt dần theo thời gian. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng không ngoài xu hướng này.

CTCP Công nghiệp Gốm sứ Taicera (HOSE: TCR) là doanh nghiệp hiếm hoi và đặc biệt vì vẫn đều đều trả cổ tức bằng tiền mặt kèm bằng cổ phiếu cho cổ đông dù lợi nhuận qua các năm cũng khá thất thường. Cụ thể, năm 2008 và 2009 TCR liên tục trả cổ tức bằng tiền và cổ phiếu đều ở mức 4%; năm 2010 và 2011 cổ tức bằng cổ phiếu 6%; còn năm 2012 cổ tức tiền mặt và cổ phiếu là 3%.

Tuy nhiên, niềm vui này của cổ đông dường như không được trọn vẹn khi tại ĐHĐCĐ 2013, TCR không có kế hoạch lợi nhuận chứ chưa nói đến cổ tức. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm TCR đã lỗ ròng tới 71 tỷ đồng và đang có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 431 tỷ đồng bằng việc chuyển một phần lợi nhuận sau thuế của năm 2011.

 

Một số chỉ tiêu qua các năm của TCR

Được biết, dù trong năm 2012 TCR chỉ lãi vỏn vẹn 3.53 tỷ đồng nhưng vẫn đầu tư 15 triệu USD để hoàn thành thêm một dây chuyển sản xuất hiện đại.

Hồi mới lên sàn HNX năm 2006, CTCP Công nghiệp Tung Kuang (HNX: TKU) “mạnh miệng” cho biết sẽ đảm bảo tỷ lệ chi trả cổ tức từ 10-15%/năm. Theo đó, trong năm 2006 TKU trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 10% nhưng sang năm 2007 giảm xuống còn 5%. Tiếp đó bị dừng 1 năm do thua lỗ hơn 8 tỷ đồng. Đến năm 2009 TKU trở lại với tỷ lệ 10% và thêm 15% bằng cổ phiếu nhờ có lãi tới 84 tỷ đồng. Và từ đó đến nay, 4 năm liên tiếp TKU không còn nhắc đến khoản cổ tức cho cổ đông tại mỗi kỳ đại hội.

Một số chỉ tiêu qua các năm của TKU

Có thể thấy, kết quả kinh doanh của TKU cũng gặp khá nhiều “bất thường” mang tính chu kỳ khi cứ 2 năm lỗ một lần. Cụ thể, 2006 và 2007 có lãi nhưng đến 2008 đột nhiên báo lỗ 8 tỷ đồng, đến năm 2011 lại báo lỗ hơn 27 tỷ đồng. Năm 2012 TKU lãi nhẹ 1.4 tỷ đồng. Và mới chỉ trong 6 tháng 2013, mà TKU đã lãi 27.7 tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch cả năm.

TKU cũng là doanh nghiệp được mệnh danh là “Vedan” thứ hai trong năm 2010 khi nhà máy tại Hải Dương dính đến vụ xả thải, thậm chí có nguyên một đường ống ngầm xả thải chưa qua xử lý không thuộc sơ đồ hệ thống xử lý nước thải. Lúc bấy giờ, nhiều phân tích được đưa ra TKU có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về vụ việc này nhưng cuối cùng chỉ… bị phạt hành chính 312 triệu đồng.

Đều đặn từ lúc lên sàn năm 2007, cứ mỗi hai năm (2007, 2009, 2011) CTCP Quốc tế Hoàng Gia (HOSE: RIC) lại tiến hành trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông mà không “đụng” đến cổ tức bằng tiền mặt dù công ty chưa hề thua lỗ.

Đáng chú là lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 31/12/2012 của RIC đạt hơn 45 tỷ đồng nhưng năm 2012 công ty vẫn không chịu chia cổ tức cho cổ đông.

 

Một số chỉ tiêu qua các năm của RIC

Kết quả kinh doanh theo công bố của doanh nghiêp cũng giảm dần theo thời gian. Năm 2013 RIC đặt kế hoạch lợi nhuận 52 tỷ đồng, một kế hoạch tăng trưởng đột biến nhưng 6 tháng đầu năm đã lỗ 2.77 tỷ đồng.

Thanh Nụ

infonet

Các tin tức khác

>   MDF: Tháng 9 tổ chức ĐH bất thường bàn chuyện tăng vốn (03/09/2013)

>   DBM: Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013 (30/08/2013)

>   VSH: BCTC HN QII.2013 (30/08/2013)

>   FBA: QĐ của ĐHĐCĐ v/v thay đổi nội dung ĐKKD (30/08/2013)

>   VOS: BCTC HN SX BN 2013 (30/08/2013)

>   VID: KQKD VP SX 6 tháng 2013 (30/08/2013)

>   VID: Sau soát xét, lỗ tăng gấp đôi lên 50 tỷ đồng (02/09/2013)

>   VHC: Lãi hợp nhất 6 tháng "mất" 11 tỷ đồng sau soát xét (01/09/2013)

>   VHC: BCTC CT mẹ SX 6T-2013 (30/08/2013)

>   CLG: Giải trình chênh lệch số liệu BCTC HN và Cty Mẹ trước và sau Soát xét 6 tháng 2013 (30/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật