Thứ Tư, 04/09/2013 21:08

Phê duyệt Quy hoạch vùng thăm dò, khai thác titan

Ngày 3/9, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030.

Các miếng titan

Theo đó, trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng titan khoảng 650 triệu tấn khoáng vật nặng; trong đó khoảng 78 triệu tấn zircon; trữ lượng và tài nguyên dự báo khu vực Bình Thuận khoảng 599 triệu tấn, chiếm 92% tổng trữ lượng và tài nguyên quặng titan Việt Nam.

Trong kỳ Quy hoạch dự kiến huy động khoảng 150 triệu tấn khoáng vật nặng, trong đó khoảng 17 triệu tấn zircon; trữ lượng và tài nguyên còn lại đưa vào dự trữ quốc gia.

Quyết định nêu rõ, quy hoạch bốn vùng quặng titan để cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, phù hợp với tính chất công nghệ của quặng, quy mô công suất chế biến, cụ thể vùng 1: khu vực Thái Nguyên (quặng gốc và quặng sa khoáng); vùng 2: khu vực Hà Tĩnh - Thừa Thiên-Huế (quặng sa khoáng trong tầng cát xám); vùng 3: khu vực Quảng Nam - Bình Định - Phú Yên (quặng sa khoáng trong tầng cát xám); vùng 4: khu vực Ninh Thuận - Bình Thuận (quặng sa khoáng trong tầng cát xám và cát đỏ).

Giai đoạn đến năm 2015, hoàn thành thăm dò các khu vực đã được thống nhất chủ trương tại các khu vực: Thái Nguyên, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận để có trữ lượng tin cậy đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Bên cạnh đó, hoàn thành thăm dò quặng titan trong tầng cát đỏ khu Lương Sơn, Bắc Bình Thuận phục vụ cho việc khai thác, chế biến quy mô lớn.

Giai đoạn 2016-2020, tùy thuộc khả năng triển khai các dự án khai thác gắn với chế biến sâu, tiến hành thăm dò mở rộng các vùng lân cận khu vực Lương Sơn (Bắc Bình Thuận), các khu vực chứa titan trong tầng cát đỏ thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Giai đoạn sau năm 2020, thăm dò các khu vực titan trong tầng cát đỏ còn lại.

Các đề án thăm dò chỉ tiến hành khi đảm bảo có dự án khai thác, chế biến sâu khả thi về kỹ thuật và kinh tế. Dự kiến tổng trữ lượng hiện có, đang và sẽ thăm dò để huy động trong kỳ quy hoạch khoảng 150 triệu tấn khoáng vật nặng (khoảng 120 triệu tấn tinh quặng ilmenit).

Về Quy hoạch khai thác, tuyển quặng, giai đoạn đến 2015, chủ yếu khai thác quặng titan gốc (vùng Thái Nguyên) và titan sa khoáng trong tầng cát xám (cả 4 vùng); tập trung đổi mới, cải tiến, nâng cấp công nghệ tuyển nhằm nâng cao tỷ lệ thu hồi khoáng vật có ích, giảm tiêu hao nước, điện; nghiên cứu công nghệ và tiến hành các công việc chuẩn bị đầu tư khai thác khu vực Lương Sơn (Bắc Bình Thuận).

Giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục khai thác các mỏ đang hoạt động và đưa vào khai thác mới những mỏ đã thăm dò ở giai đoạn đến năm 2015 tại các tỉnh: Thái Nguyên, Ninh Thuận và Bình Thuận. Đầu tư khai thác, tuyển quặng khu vực Lương Sơn (Bắc Bình Thuận) với công nghệ hiện đại, quy mô lớn.

Sau năm 2020, duy trì sản xuất tại các mỏ còn trữ lượng. Tùy thuộc điều kiện cụ thể (thị trường, khả năng chế biến sâu, khả năng thu xếp vốn, các điều kiện hạ tầng...) sẽ phát triển các dự án mới./.

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Công bố Quy hoạch KCN Dung Quất II (04/09/2013)

>   Nghị quyết về nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (04/09/2013)

>   Samsung muốn đầu tư vào ngành điện Việt Nam (04/09/2013)

>   Đình chỉ áp dụng chế độ DN ưu tiên đối với PV Oil (04/09/2013)

>   Thủy điện Tây Nguyên: Quá lo thành lỡ cơ hội? (04/09/2013)

>   Tiêu thụ đường đang khó mọi bề (04/09/2013)

>   37 công ty dược nước ngoài vi phạm về chất lượng (04/09/2013)

>   HomeOne “hấp hối”: Nhiều mối lao đao (04/09/2013)

>   Bọt ngầu ở thị trường 15.000 tỷ (04/09/2013)

>   VN không bị áp thuế tự vệ thép cuộn cán nóng vào Thái Lan (04/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật