Thứ Bảy, 21/09/2013 09:24

Phân bón giả tràn lan

Phân bón giả sống khỏe hơn phân bón thật là “nhờ” hệ thống pháp lý quá lỏng, xử phạt quá nhẹ, nhiều bộ, nhiều ngành, nhiều cơ quan nhưng không rõ ai chịu trách nhiệm!

Đó là bức xúc của ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV), bày tỏ tại Hội thảo Thực trạng thị trường phân bón do FAV, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT và Bộ Công an tổ chức ngày 20-9 ở TP.HCM.

Đủ chiêu làm giả

Ông Nguyễn Hạc Thúy cho biết phân bón giả, kém chất lượng và nhái nhãn mác được thực hiện với đủ chiêu thức lừa người nông dân mắc bẫy. Có cơ sở sản xuất phân bón giả bằng cách lấy vài thìa canh ure bột Trung Quốc nhập lậu về pha vào can 5 lít bán 50.000 đồng/can, thông tin với nông dân là ure nước đậm đặc, bón cho đất vừa tốt vừa chống hạn vào mùa hè. Hậu quả là một số cây trồng chết, số còn lại không phát triển được.

Bên cạnh đó, ông Lê Quốc Phong, Chủ tịch Công ty CP Phân bón Bình Điền, thông tin: “Hiện có hơn 100 cơ sở sản xuất phân bón nhái nhãn mác bán ra khắp 40 tỉnh, thành. Chủ yếu nhái nhãn mác các DN phân bón có uy tín, ngoài bao bì ghi tổng hàm lượng dinh dưỡng 53% nhưng khi cơ quan thị trường bắt kiểm định thì tổng hàm lượng dinh dưỡng chỉ có 2,9%. Không khác nào lấy đất đóng bao bán cho nông dân với giá phân bón. Nhiều DN làm giả phân bón nhập khẩu chỉ bằng bột đá, đất sét, cao lanh trộn thêm ít hàm lượng dinh dưỡng rất nhỏ. Nông dân mua phải chỉ có nước sạt nghiệp”.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra phân bón kém chất lượng. Ảnh: HQ

Theo đại diện cơ quan quản lý, phân bón giả kém chất lượng từ Trung Quốc tuồn vào Việt Nam theo một con đường liên tỉnh từ các tỉnh giáp biên giới (Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng) đến các tỉnh trên tuyến vận chuyển (Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Ninh). Từ đó hàng được đưa vào tiêu thụ các tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm (Thái Bình, Nam Định, Cần Thơ, Long An, An Giang, Tiền Giang) hoặc tới những vùng sâu, hẻo lánh (Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An) hay là các tỉnh, thành phố lớn (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương).

Phải quản từ gốc

Nhiều DN sản xuất phân bón tại hội thảo bức xúc cho rằng phân bón giả, kém chất lượng vẫn sống được, thậm chí làm phân bón giả sống khỏe hơn phân bón thật là “nhờ” hệ thống pháp lý quá lỏng, xử phạt quá nhẹ. Nhiều bộ, nhiều ngành, nhiều cơ quan nhưng không rõ ai chịu trách nhiệm.

Ông Nguyễn Hạc Thúy (FAV) nói: “Các đối tượng làm phân bón giả, kém chất lượng đều đã “lờn thuốc” với kiểu xử phạt theo quy định pháp luật quá nhẹ. Họ chỉ vi phạm trong phạm vi hành chính, né tránh trách nhiệm hình sự. Phạt có 50 triệu đồng vì sản xuất phân bón kém chất lượng trong khi doanh thu cả năm của DN này tận 300 tỉ đồng thì nhằm nhò gì! Có DN bị phạt lên phạt xuống vậy mà càng phạt DN càng có nhiều cơ sở sản xuất phân bón”.

Tuy nhiên, xử phạt nặng vẫn không phải là giải pháp ngăn chặn triệt để. Ông Nguyễn Tấn Đạt, Giám đốc Công ty Phân bón Miền Nam, cho rằng xử phạt chỉ kiểm soát được phần ngọn mà quên kiểm tra phần gốc thì cũng không có tác dụng. Cần quy định những điều kiện sản xuất cụ thể trong nghị định mới về quản lý sản xuất và kinh doanh phân bón như công ty sản xuất phân bón phải có phòng thí nghiệm, kho chứa, phòng chống cháy nổ, xử lý môi trường…

Ông góp ý việc kinh doanh, xuất nhập khẩu phải có những điều kiện như quy chuẩn chất lượng, phân bón nhập khẩu phải có nhãn hàng hóa theo quy định. Nếu đủ các điều kiện thì DN mới được cấp giấy phép sản xuất và kinh doanh phân bón. Nên đưa ra điều kiện chỉ tiêu về năng lực sản xuất hằng năm để từ đó loại bỏ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, DN yếu kém chỉ giữ những DN có đủ năng lực. “Ngoài ra, phải phân rõ trách nhiệm hợp lý chứ như hiện nay, Bộ Công Thương thì quản phân vô cơ, Bộ NN&PTNT quản phân hữu cơ là bất hợp lý. Nên để Bộ Công Thương quản lý điều kiện sản xuất phân bón, Bộ NN&PTNT kiểm tra chất lượng phân bón.

Các DN hy vọng đến cuối năm khi nghị định được ban hành, thị trường phân bón được quản lý chặt chẽ, dẹp dần nạn phân bón giả lộng hành.

Cẩn thận với “phân bón hội thảo”

Đã xuất hiện tình trạng DN dụ nông dân đến dự hội thảo, nghe thuyết trình về phân bón và bán sản phẩm giả kém chất lượng. Ví dụ Công ty VD (trụ sở ở TP.HCM) về Tiền Giang thuê quán cà phê để tổ chức hội thảo, mời nông dân đến uống cà phê, thuyết trình về phân bón đặc hiệu. Một công ty ở Tây Ninh cùng với Hội Nông dân huyện Cư Jút (Đắk Nông) tổ chức hội thảo, mời dùng thử phân bón. Các sản phẩm dùng thử đều tốt, sau đó, nông dân mua ồ ạt tới cả 100 tấn về bón cà phê, bắp thì cây trồng rụng lá, chết hàng loạt. Mang đi kiểm định phân bón này thì chỉ ngang với... loại đất tốt!

Quang Huy

Pháp luật tphcm

Các tin tức khác

>   Thị trường phân đạm: vai trò của đại lý (21/09/2013)

>   Nông nghiệp VN với “sân chơi” có mức thuế bằng 0 (20/09/2013)

>   NĐT sẵn sàng bơm tiền cho “chúa chổm” Vinacomin (20/09/2013)

>   Tập trung để tái cơ cấu các “điểm nóng” kinh tế (20/09/2013)

>   Vietsovpetro lại 'than' không được ưu đãi thuế (20/09/2013)

>   Năm 2014: Sẽ có thị trường bán buôn điện cạnh tranh (20/09/2013)

>   Xuất khẩu điều sẽ sôi động những tháng cuối năm (20/09/2013)

>   "Ngôi vương" của Vinasoy (20/09/2013)

>   "Ba không" đánh 30 tỷ (20/09/2013)

>   Vinashin sang trang mới: Và trách nhiệm của Quốc hội (20/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật