Thứ Ba, 24/09/2013 21:07

Mấy chục nghìn tỷ đồng quyết phát xong ngay!

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Bùi Quang Vinh, tham nhũng, lãng phí trong đầu tư công xuất hiện chủ yếu từ khâu quyết định chủ trương đầu tư. Hàng loạt công trình xây dựng rồi bỏ hoang mà không ai chịu trách nhiệm, cho nên khoản nợ đọng xây dựng cơ bản của các địa phương cả nước lên đến 91.000 tỉ đồng không phải là điều khó hiểu.

Tại ngày làm việc cuối cùng của phiên họp thứ 21 Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã thẳng thắn nhận xét, tham nhũng, lãng phí trong đầu tư công xuất hiện chủ yếu từ khâu quyết định chủ trương đầu tư.

"Hiện nay lãng phí nhiều nhất là từ chủ trương đầu tư. Thủ tướng từng rất bức xúc về chuyện có những con đường miền núi rộng 60-70m, lãng phí vô cùng. Chủ tịch tỉnh người ta thích quyết, cứ làm cho hoành tráng, thiếu tiền thì xin trung ương. Nhiều nơi cứ vẽ ra dự án sau đó đi chạy..." - Bộ trưởng Vinh cho biết.

Minh chứng cho điều này, ông Vinh lấy ví dụ như công trình đường ven biển miền Trung không có người sử dụng, hàng loạt chợ dân sinh, trung tâm thương mại tại cửa khẩu… bỏ hoang nhưng không ai chịu trách nhiệm.

"Hay dự án thủy lợi lúc đầu vẽ ra bảo là tưới tiêu cho 1.000 ha, suất đầu tư 2 tỉ đồng/ha, nhưng khi hoàn thành thì chỉ tưới tiêu cho 500 ha và tổng vốn đầu tư vẫn là 2.000 tỉ đồng, rất kém hiệu quả nhưng không ai bị xử lý.. Đó là ngụy biện” -Ông Vinh gay gắt nói.

Nguyên nhân của nợ đọng 91.000 tỷ bắt nguồn từ tham nhũng, lãng phí trong đầu tư công, chủ yếu từ khâu quyết định.

Mặt khác, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT cũng chỉ ra rằng, nhiều dự án mấy chục ngàn tỉ đồng nhưng lại quyết định một phát xong ngay, đến lúc không có tiền vẫn phải lao theo.

“Vẽ” đường ra để “chạy”, rồi “treo” đến 10-15 năm không làm nổi” - Bộ trưởng nêu thực tế.

Từ những điều mà Bộ trưởng Vinh đã chỉ ra mới thấy rằng, không có gì khó hiểu khi con số nợ đọng xây dựng cơ bản mà trước đó Kiểm toán Nhà nước công bố lại lên đến 91.000 tỷ đồng.

Xuất phát từ khâu quyết định chủ trương đầu tư một cách vội vàng, chóng vánh mà không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng đã dẫn đến hàng loạt dự án treo vì không có tiền.

"Cần phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan địa phương để xảy ra tình trạng này. Tức là cơ quan địa phương muốn lợi dụng sơ hở, muốn lách để vượt lên, cục bộ địa phương.

Đơn vị cấp kế hoạch và tung kế hoạch làm các dự án không chuẩn xác, không có cơ sở, không theo lộ trình. Từ đó đã dẫn đến việc hàng loạt doanh nghiệp chạy theo tranh giành dự án, còn ngân hàng thì tin tưởng cho vay.

Cái này hoàn toàn là do Nhà nước làm cho doanh nghiệp khó khăn. Vì doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch của địa phương để làm, bỏ tiền của thực sự ra để làm, để chi trả cho công nhân, để đút lót... Chi ra một núi tiền rồi nhưng không thu hồi lại được thì chính Nhà nước đã làm cho doanh nghiệp phá sản" - TS. Cao Sỹ Kiêm đánh giá.

Thụy Miên

Đất việt

Các tin tức khác

>   Cán bộ ngân hàng Bản Việt lừa của khách đến 7 tỷ đồng (24/09/2013)

>   Thủ tướng cho phép lấy 1.500 ha đất lúa làm dự án (24/09/2013)

>   Vụ Huỳnh Thị Huyền Như: Chủ nợ thu lợi 660 tỉ đồng đã ra nước ngoài (24/09/2013)

>   Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Lương 2014 sẽ “ở mức hài hòa” (24/09/2013)

>   Giám đốc Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương TP.HCM bị thôi chức (24/09/2013)

>   Dự kiến cuối năm nay xét xử vụ bầu Kiên (24/09/2013)

>   Kiện ngân hàng, doanh nghiệp thua đau (?) (24/09/2013)

>   Thanh tra toàn diện 4 công ty công ích lương ‘khủng’ (23/09/2013)

>   Thủ tướng bổ nhiệm hai thứ trưởng (23/09/2013)

>   Một tuổi không thể làm chủ tịch hội đồng quản trị (23/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật