Thứ Hai, 16/09/2013 21:35

Malaysia ưu tiên đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản

Một quan chức cao cấp thuộc ngành ngư nghiệp tại Kuala Lumpur, Malaysia cho biết ngành nuôi trồng thủy sản nước này đang gặp trở ngại về diện tích nuôi trồng do nhu cầu đất đai cho sản xuất dầu cọ và cao su.

Trang tin SeafoodSource dẫn lời nhân viên tiếp thị cao cấp thuộc Cơ quan Phát triển Ngư nghiệp Malaysia, Ahmad Iskandar, cho biết Malaysia đang muốn gia tăng sản lượng tôm trong nước, đồng thời đẩy mạnh giá trị gia tăng đối với các sản phẩm thủy sản. Tuy nhiên trước tình hình ngành công nghiệp dầu cọ tiếp tục phát triển, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đang trở nên khan hiếm.

Một trong những lợi thế của Malaysia là quan hệ thương mại vững chắc với Dubai và các thị trường Trung Đông khác.

Ông Iskandar cho biết: “Chúng tôi đang tìm cách nhập khẩu tôm và các nguyên liệu thô khác từ Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á, đồng thời tạo thêm các giá trị gia tăng trước khi tiêu thụ các mặt hàng này trong nước hay xuất khẩu sang khu vực Trung Đông.”

Theo ông Iskandar, vấn đề lo ngại đối với ngành nuôi trồng thủy sản của Malaysia không phải là chi phí nhập khẩu thấp của các mặt hàng từ Trung Quốc, mà là sự phát triển của nước láng giềng Indonesia trong những năm gần đây.

Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc gần đây có chi phí thấp hơn nhờ Hiệp định Thương mại Tự do giữa nước này và các nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Với nguồn nguyên liệu rẻ từ Trung Quốc, Malaysia có thể tạo thêm các giá trị gia tăng để có thể tiêu thụ các mặt hàng nông sản trong nước hoặc tái xuất, ông Iskandar cho biết.

Bên cạnh đó, Malaysia cũng nhập khẩu từ Ấn Độ các sản phẩm cá biển như cá bơn và cá thu, trong khi Trung Quốc chuyên về các mặt hàng như cá rô phi và tôm.

Xét về khối lượng, Malaysia không thể cạnh tranh với Indonesia và Việt Nam về lĩnh vực thủy sản. Song, ngành nuôi và sản xuất cá tại khu vực Langkawi và Sabah thuộc Malaysia đang có nhiều triển vọng.

Ông Iskandar còn chỉ rõ một vài điểm yếu của ngành cá Indonesia, cụ thể là tình trạng thiếu điện hiện nay. Ông cho biết việc nuôi cá tại Indonesia đòi hỏi phải tính đến cả chi phí điện và nhiên liệu, bởi nguồn cung điện tại Indonesia không ổn định.

Để hỗ trợ thêm cho ngành thủy sản, Chính phủ Malaysia đã đưa ra các gói trợ cấp lớn đối với ngành ngư nghiệp nước này nhằm khuyến khích ngư dân đánh bắt cá trong nước hơn là sang Thái Lan, đồng thời các khoản phúc lợi hàng tháng và trợ cấp cho ngư dân chiếm tới 35% chi phí nhiên liệu cũng giúp ngư dân ngành thủy sản "dễ thở" hơn.

Mới đây, ông Iskandar đã dẫn đầu đoàn các doanh nghiệp Malaysia sang Hong Kong tham dự Hội chợ Hải sản châu Á. Ông cho biết, nhu cầu tiêu thụ hải sản trong nước tại Malaysia đang ngày càng gia tăng. Do vậy, nước này cần tập trung tìm kiếm thêm các nguồn nguyên liệu từ nước ngoài.

Linh Đào

vietnam+

Các tin tức khác

>   Hàn-Triều chính thức mở lại khu công nghiệp Kaesong (16/09/2013)

>   Giá thiếc sẽ còn tiếp tục tăng trên thị trường thế giới (12/09/2013)

>   Indonesia có thể không cần phải nhập khẩu thêm gạo (11/09/2013)

>   Trung Quốc đầu tư 10 tỷ USD vào mỏ khí đốt của Nga (11/09/2013)

>   IMF cảnh báo nguy cơ giá nhà tăng ở khu vực Bắc Âu (08/09/2013)

>   Xuất khẩu Malaysia bất ngờ tăng 4,5% trong tháng 7 (08/09/2013)

>   Hàn Quốc áp lệnh cấm nhập khẩu với 8 tỉnh của Nhật (08/09/2013)

>   G20 ủng hộ tăng thuế các công ty đa quốc gia (07/09/2013)

>   MAS và AirAsia bị phạt nặng do phạm luật cạnh tranh (06/09/2013)

>   Indonesia thâm hụt thương mại kỷ lục trong tháng 7 (04/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật