Thứ Tư, 04/09/2013 11:24

Không có chuyện “lách luật” huy động vàng

NHTM không được sử dụng vàng miếng nhận bảo quản của khách hàng dưới bất kỳ hình thức nào kể cả chuyển đổi thành tiền, bán, cho vay, chuyển đổi, cầm cố, thế chấp, ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay.

Xung quanh dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng của ngân hàng thương mại (NHTM), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có ý kiến rằng, điều này có thể “vẽ đường” cho NHTM sử dụng tài sản này vào mục đích khác. Tuy nhiên, NHNN cho rằng, hoàn toàn không có chuyện đó vì mục tiêu của Thông tư là đưa dịch vụ giữ hộ vàng miếng về đúng bản chất, ngăn ngừa NHTM sử dụng tài sản giữ hộ vào mục đích khác.

NHTM không được sử dụng vàng miếng nhận bảo quản của khách hàng

Theo Điều 8 dự thảo Thông tư, NHTM được thỏa thuận với khách hàng và ghi rõ trong hợp đồng trả lại vàng miếng đã nhận theo một trong hai hình thức: trả lại chính số vàng miếng của khách hoặc trả vàng miếng cùng loại, cùng nhãn hiệu, cùng chất lượng, khối lượng với vàng miếng khách hàng đã gửi bảo quản. Một số ý kiến cho rằng, khi nhận giữ hộ vàng miếng, các NHTM và người có vàng phải ký kết hợp đồng gửi giữ tài sản.

Điều 559 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ...”. Như vậy bên nhận giữ vàng phải trả lại chính tài sản gửi giữ chứ không phải là trả sản phẩm cùng loại.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia pháp chế ngân hàng, cách hiểu như vậy có phần phiến diện. Bởi Bộ luật Dân sự năm 2005 tại Khoản 1, Điều 564 có quy định bên giữ phải trả lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi nếu có, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Còn Điều 163 quy định, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Vì vàng miếng được xem là vật nên theo quy định tại Điều 289, khi vật phải giao là “vật đặc định” thì bên có nghĩa vụ giao phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết. Nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thoả thuận và nếu không có thoả thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình…

Như vậy, quy định NHTM được trả lại chính số vàng miếng của khách hoặc trả vàng miếng cùng loại, cùng nhãn hiệu, cùng chất lượng, khối lượng nếu NHTM và khách hàng có thỏa thuận khác là phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự.

Hơn nữa, với mục tiêu đưa ra hành lang pháp lý để các NHTM thực hiện bảo quản, giữ vàng đúng bản chất, nên dự thảo Thông tư cũng “chốt” tất cả điều kiện kỹ thuật để thực hiện dịch vụ này và hạn chế tất cả các hành vi mà NHTM có thể lạm dụng dịch vụ này để làm việc khác. Nhất là quy định NHTM phải có phương tiện bảo quản, kho tiền đủ tiêu chuẩn theo quy định của NHNN (Điều 4); NHTM phải bảo quản riêng số vàng nhận bảo quản của khách hàng; NHTM có trách nhiệm bảo quản và trả lại đúng số vàng khách hàng đã gửi bảo quản đối với hình thức trả lại vàng quy định tại Khoản 1 Điều 8.

Khi nhận hoặc trả lại vàng miếng, NHTM phải ghi rõ số sê ri của vàng miếng (nếu có) đối với trường hợp nhận bảo quản vàng miếng theo hình thức trả lại vàng miếng quy định tại Khoản 2 Điều 8. NHTM chỉ được sử dụng vàng miếng nhận bảo quản của khách hàng để nhận vàng miếng đã nhận bảo quản cho khách hàng khác trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8.

Đặc biệt, NHTM không được sử dụng vàng miếng nhận bảo quản của khách hàng dưới bất kỳ hình thức nào kể cả chuyển đổi thành tiền, bán, cho vay, chuyển đổi, cầm cố, thế chấp, ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay.

Một cán bộ Ban soạn thảo cho biết, nhu cầu gửi và giữ hộ vàng là có thật. Khách hàng thấy cầm giữ tại gia đình không an toàn có thể gửi tại ngân hàng và phải trả phí. Quy định cho phép NHTM trả vàng miếng cùng loại, cùng nhãn hiệu, chất lượng… được hiểu là việc cho phép dùng vàng đã nhận của người này để trả người khác.

Trong trường hợp sẽ có ngân hàng nhận cả triệu lượng vàng của khách hàng gửi, nếu đến hạn lấy, ngân hàng phải “bới” trong hàng triệu lượng vàng này để trả cho khách hàng đúng miếng vàng đã gửi thì rất mất thời gian và không cần thiết. Còn nếu khách hàng nhất định muốn lấy đúng vàng miếng đã gửi, ngân hàng vẫn phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng, tuy nhiên mức phí có thể sẽ cao hơn.

Dương Công Chiến

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ “trận địa” vàng (04/09/2013)

>   Vàng trong nước tăng 200 nghìn đồng mỗi lượng (04/09/2013)

>   Giá vàng tăng vọt (04/09/2013)

>   ’Thuần phục’ vàng: Chờ bao lâu, thêm mấy chục tấn? (04/09/2013)

>   Ít doanh nghiệp xin cấp phép sản xuất vàng trang sức (03/09/2013)

>   Giá vàng trong nước giảm theo thế giới (03/09/2013)

>   Vàng giảm khi nỗi lo Syria lắng dịu (03/09/2013)

>   Syria sẽ không mang ‘vàng’ cho giới đầu cơ? (02/09/2013)

>   Giá vàng tuần tới: Nguy cơ giảm giá trở lại (01/09/2013)

>   Chênh lệch giá vàng trong nước-thế giới tăng trở lại (31/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật