Thứ Hai, 02/09/2013 22:05

Ai giám sát nợ công?

Vấn đề giám sát việc vay và trả nợ công đã trở nên cấp thiết, đặc biệt khi vẫn còn ý kiến muốn tiếp tục vay để kích tổng cầu, tăng phát hành trái phiếu trong khi lượng trái phiếu phát hành trong 3 năm đã vượt quá chỉ tiêu của cả 5 năm. Câu chuyện nợ công của thế giới khiến chúng ta không thể không cảnh giác với câu chuyện “vỡ nợ”.

Tại một cuộc hội thảo mới đây, ông Hoàng Hải (Bộ Tài chính) cho biết: nợ công của Việt Nam năm 2010 là 1.124.638 tỷ đồng, năm 2011 là 1.392.020 tỷ đồng và năm 2012 là 1.641.296 tỷ đồng. Theo “Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2020 sẽ không quá 65% GDP.

Tổng vốn vay xây dựng nhà máy nhiệt điện Phả Lại do biến động tỷ giá nên làm tăng nợ công

Mặc dù nhìn theo ngưỡng an toàn thì những số liệu nợ công đến nay cho thấy vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng với số nợ đang tăng dần cùng số lượng phát hành trái phiếu từ đầu năm đến nay và với nhu cầu vẫn còn cần phát hành thêm nữa để hỗ trợ tổng cầu, không ít ý kiến đã tỏ ra lo ngại về vấn đề này.

Từ đầu năm đến ngày 23/8, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã phát hành hơn 100.313 tỷ đồng TPCP trong khi Chiến lược nợ công ghi rõ mức phát hành tối đa cho giai đoạn 2011 - 2015 là 225.000 tỷ đồng, bình quân là 45.000 tỷ đồng/năm. Nếu cộng cả 160.000 tỷ đồng số thành phố đã phát hành trong năm 2012 (mức gần gấp đôi số trái phiếu phát hành năm 2011), thì đã vượt chỉ tiêu cho cả 5 năm. Bên cạnh đó, việc Chính phủ phải trả nợ thay các khoản nợ được chính Chính phủ bảo lãnh như trong trường hợp của Công ty Xi măng Đồng Bành càng làm cho lo lắng về nợ tăng cao.

Cơ quan Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho rằng, đã qua 3 năm thực hiện Luật Quản lý nợ công nhưng việc quản lý nợ công nói chung, đặc biệt là với các khoản nợ do Chính phủ bảo lãnh vẫn còn bất cập. Cụ thể, số liệu của báo cáo kiểm toán cho thấy: đến 31/12/2011, dư nợ bảo lãnh Chính phủ vay vốn nước ngoài của 71 dự án là 5,6 tỷ USD, tăng hơn 19% so với năm 2010.

Hầu hết tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các dự án này mặc dù chỉ cam kết đạt mức tối thiểu là 20% trên tổng số vốn đầu tư của dự án nhưng, tại thời điểm thẩm định và cấp bảo lãnh, thực tế chủ đầu tư cũng chưa có đủ mức vốn này. Phần lớn các dự án không thực hiện đúng quy định về báo cáo định kỳ hoặc nếu có cũng chỉ báo cáo tiến độ dự án, chưa có dự án nào báo cáo về khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán cũng như dự báo nguy cơ, rủi ro đối với cam kết bảo lãnh.

Trong khi nợ công đang có xu hướng tăng, thì việc xác định rõ “địa chỉ” cơ quan quản lý nợ công vẫn chưa quy về một mối giữa các Cục; Vụ và cơ quan khác nhau trong Bộ Tài chính. Trong báo cáo gần đây, KTNN cũng lưu ý rằng, chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa quản lý nợ ngoài nước với trong nước nên số liệu nợ công chính xác vẫn còn khó khăn, đặc biệt là các khoản nợ trong nước khác của NSNN. Một yếu tố đáng lo nữa về vấn đề nợ công tăng là số nợ mà Bộ Tài chính công bố chưa tính nợ của DNNN và “theo thời gian, thâm hụt ngân sách sẽ được tích lũy vào các khoản nợ công hiện tại”. Trong giai đoạn nguồn thu ngân sách khó khăn cũng làm cho tỷ lệ nợ công/GDP có xu hướng tăng dần theo thời gian do thâm hụt ngân sách tiếp tục diễn ra.

Đã có kiến nghị thành lập Ban giám sát Nợ công thuộc Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội để bảo đảm giám sát một cách sát sao và độc lập. Theo đó, Ban được quyền truy cập mọi thông tin về nợ công và nợ nước ngoài từ Bộ Tài chính, NHNN, DNNN... Kiến nghị cũng lưu ý phải có báo cáo và đánh giá nợ của DNNN trong các báo cáo về nợ công.

Vấn đề giám sát việc vay và trả nợ công đã trở nên cấp thiết, đặc biệt khi vẫn còn ý kiến muốn tiếp tục vay để kích tổng cầu, tăng phát hành trái phiếu trong khi lượng trái phiếu phát hành trong 3 năm đã vượt quá chỉ tiêu của cả 5 năm. Câu chuyện nợ công của thế giới khiến chúng ta không thể không cảnh giác với câu chuyện “vỡ nợ”.

Linh Linh

Thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Vụ bầu Kiên: Vì sao TGĐ từng đương nhiệm ACB thoát tội? (01/09/2013)

>   Tuần 26-30/8, NHNN hút về 1.910 tỷ đồng (01/09/2013)

>   4 ngân hàng đạt trên 50% kế hoạch năm (31/08/2013)

>   Nhà băng vừa ưu đãi, vừa... run (31/08/2013)

>   Giao dịch liên ngân hàng giảm (30/08/2013)

>   Phòng, chống rửa tiền: Nghi nhiều, không biết rửa... bao nhiêu (30/08/2013)

>   Giám đốc PGD KienLongBank kinh doanh tiền giả (30/08/2013)

>   Ngày 29/8, NHNN bơm ròng 2.101 tỷ đồng (29/08/2013)

>   HDBank mua lại Công ty Tài chính Việt Société Générale (29/08/2013)

>   Ngân hàng nào trả cổ tức tiền mặt cao nhất? (29/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật