Thứ Hai, 19/08/2013 22:08

TPHCM điều chỉnh nhiều cụm công nghiệp

TPHCM sẽ đưa ra khỏi quy hoạch, chuyển đổi chức năng các cụm công nghiệp nằm xen cài trong khu dân cư nhưng không có đơn vị kinh doanh hạ tầng, không có đường giao thông, môi trường, điện, thông tin liên lạc.

Đây là nội dung về xây dựng quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được UBND thành phố báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cuối tuần qua.

Cụ thể, UBND thành phố đề xuất chuyển một số cụm công nghiệp ra khỏi quy hoạch sang thành điểm công nghiệp đối với 9 cụm công nghiệp với tổng diện tích 342 héc ta gồm cụm công nghiệp Bình Đăng, Hiệp Bình Phước, Đông Quốc lộ 1A, Hiệp Thành, Tân Thới Nhất, Tân Hiệp A, Tân Hiệp B, Đông Thạnh và Phú Mỹ.

Thành phố cũng đề xuất đưa ra khỏi lĩnh vực sản xuất công nghiệp 3 cụm công nghiệp với diện tích 209 héc ta gồm cụm công nghiệp Long Sơn, Tân Thới Nhì và Bình Khánh, đồng thời điều chỉnh giảm một phần diện tích các cụm công nghiệp Tân Túc (từ 40 héc ta xuống còn 29,8 héc ta), Xuân Thới Sơn A (từ 38 héc ta còn 21 héc ta), Nhị Xuân (từ 230 héc ta còn 54 héc ta) và cụm công nghiệp Dương Công Khi (từ 55 héc ta xuống còn 51 héc ta).

Bên cạnh đó, thành phố đã đề nghị chuyển từ cụm công nghiệp lên thành khu công nghiệp đối với 4 cụm công nghiệp với tổng diện tích 349 héc ta gồm cụm công nghiệp Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, cụm công nghiệp Đa Phước, cụm công nghiệp Phạm Văn Cội và cụm công nghiệp Bàu Trăn.

Để đảm bảo nhu cầu phát triển công nghiệp trong những năm tới, UBND thành phố cũng kiến nghị bổ sung vào quy hoạch mới một số cụm công nghiệp với diện tích dự kiến khoảng 450 - 500 héc ta tại các huyện đang còn đất trống để phục vụ sản xuất công nghiệp giai đoạn 2025-2030.

Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2004, TPHCM dự kiến sẽ phát triển 30 cụm công nghiệp với diện tích 1.900 héc ta. Đến nay, thành phố đã có 27 cụm công nghiệp được quy hoạch với diện tích 1.652 héc ta. Trong đó, có 16 cụm công nghiệp đang hoạt động thu hút khoảng 600 dự án đầu tư, giải quyết việc làm cho hơn 32.000 lao động.

Theo UBND thành phố, trong 16 cụm công nghiệp hoạt động thì có đến 13 cụm công nghiệp chưa có đơn vị kinh doanh hạ tầng. Hầu hết cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, không có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải chung của cụm, chỉ có một số ít doanh nghiệp đầu tư hệ thống xử lý nước thải cục bộ, có dân cư xen kẽ trong cụm công nghiệp.

Văn Nam

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Nhập gần 2.700 ô tô nguyên chiếc trong tháng 7 (19/08/2013)

>   Số tập đoàn NN sẽ chỉ... đếm đầu ngón tay (19/08/2013)

>   Khốn đốn siêu thị Việt ở Campuchia (19/08/2013)

>   Vì sao Quảng Nam ủng hộ Trường Hải làm động cơ Euro 2,3? (19/08/2013)

>   TKV lại đề nghị giảm thuế xuất khẩu than (19/08/2013)

>   “Bước chậm” của đại gia Geleximco? (19/08/2013)

>   Vụ Cty Logitem No1 buộc NLĐ ký quỹ hàng tỉ đồng: Đã có dấu hiệu sai phạm (19/08/2013)

>   Nhập nguyên liệu thủy sản từ Đài Loan nhiều nhất (18/08/2013)

>   13 thương vụ đầu tư trong công nghệ thông tin (18/08/2013)

>   Nhiều doanh nghiệp khai khoáng bị áp thuế dám dọa Nhà nước (18/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật