Nikkei chạm đáy 6 tuần, Yên lập đỉnh 7 tuần sau số liệu GDP thất vọng của Nhật Bản
Chỉ số chứng khoán chính của Nhật Bản rớt xuống mức thấp nhất trong 6 tuần vào ngày thứ Hai do đồng JPY tăng giá sau khi nhận được số liệu GDP quý 2 yếu kém. Giao dịch tại các thị trường châu Á khác cũng diễn ra thận trọng do đà giảm mạnh tuần qua của chứng khoán Mỹ.
* Nợ công Nhật Bản chạm kỷ lục mới trên 10,000 tỷ USD
* Tuần điều chỉnh mạnh nhất từ tháng 6 của chứng khoán Mỹ, Dow Jones rớt 1.5%
Đây vẫn là quý tăng trưởng thứ 3 liên tiếp của nền kinh tế Nhật và làm gia tăng niềm lạc quan về thành công của các chính sách kích thích quyết liệt của Thủ tướng Shinzo Abe
|
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản rớt hơn 1% ngay lúc mở cửa, chỉ số S&P ASX 200 của Australia đi ngang và chỉ số Kospi của Hàn Quốc tiến sát mốc 1,990 điểm.
Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 mở cửa giảm mạnh 1.2% xuống 13,469.70 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 28/06 sau khi đồng JPY tăng vọt lên mức 95 so với đồng USD. Đồng JPY mạnh đã tác động xấu đến nhóm cổ phiếu xuất khẩu trên toàn thị trường với Fast Retailing, Nissan Motor và Sharp mất hơn 1% trong khi nhà chế tạo máy ảnh Nikon và Softbank lại lao dốc hơn 3%.
Đồng nội tệ của Nhật Bản tăng giá sau khi Chính phủ nước này công bố tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 2 tăng 2.6% so cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so mức mở rộng 4.1% trong quý 1 và dự báo 3.6% của các nhà kinh tế trong hai thuộc thăm dò riêng biệt của Dow Jones Newswires và Reuters. So với quý trước, GDP của Nhật Bản tăng 0.6%, cũng thấp hơn so mức tăng 0.9% trong quý 1.
Dù vậy, đây vẫn là quý tăng trưởng thứ 3 liên tiếp của nền kinh tế Nhật và làm gia tăng niềm lạc quan về thành công của các chính sách kích thích quyết liệt của Thủ tướng Shinzo Abe được biết đến với tên gọi “Abenomics”.
Bộ trưởng Kinh tế Akira Amari cho rằng số liệu trên đã củng cố đà phục hồi của nền kinh tế nhưng lưu ý rằng trong khi tiêu thụ cá nhân gia tăng thì chi tiêu vốn vẫn còn yếu.
Tuần trước, chứng khoán Mỹ ghi nhận tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 6 do lo sợ rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu rút lại chương tình kích thích.
Tiếp tục cập nhật…
Phước Phạm
Infonet
|