Thứ Sáu, 09/08/2013 06:15

Nhà đầu tư bị thiệt, doanh nghiệp có vô can?

Cứ vào mùa báo cáo thì câu chuyện chênh lệch số liệu tài chính trong báo cáo của doanh nghiệp trước và sau kiểm toán lại khiến nhà đầu tư bức xúc.

Cùng là báo cáo của doanh nghiệp, nhưng số liệu trước kiểm toán có thể vênh ít thì vài tỷ, nhiều có khi tới cả trăm tỷ đồng

Cùng là báo cáo của doanh nghiệp, nhưng số liệu trước kiểm toán có thể vênh ít thì vài tỷ, nhiều có khi tới cả trăm tỷ đồng. Bởi lẽ, trước khi có báo cáo tài chính kiểm toán, rất nhiều doanh nghiệp đã nhanh nhảu công bố những số liệu chưa kiểm toán và tất nhiên nếu nhà đầu tư đua theo những con số màu hồng ước tính đó mà đầu tư thì rất dễ vỡ mộng...

Thời điểm công bố báo cáo tài chính bán niên có soát xét đang đến gần và trong lúc này cũng đã có khá nhiều doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm. Cùng với việc công bố này thì đã có trường hợp bị sở giao dịch chứng khoán “tuýt còi” và yêu cầu xác nhận thông tin.

Trường hợp gần nhất là Tổng công ty khí Việt Nam - PV Gas (mã GAS-HOSE). Trong giải trình ngày 30/7/2013 gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, lãnh đạo PV Gas đã cho rằng việc công bố các thông tin này là thường kỳ theo quý, 6 tháng và năm mà PV Gas phải thực hiện báo cáo ước tính để theo dõi việc thực hiện kế hoạch.

Theo đó, việc tính toán số liệu ước tính được thực hiện vào trước ngày 25 của tháng khi kết thúc quý, 6 tháng và năm. Do đó, PV Gas chưa thể thu thập hết tất cả các số liệu doanh thu, chi phí trong toàn doanh nghiệp để cung cấp số liệu lợi nhuận chính xác trong báo cáo ước tính này.

Bên cạnh đó, đại diện PV Gas còn cho biết thêm, do quá trình đăng tin của PV Gas chậm nên đến ngày 18/7/2013 mới đăng báo cáo ước tính, khiến cho số liệu ước tính vào thời điểm cuối tháng 6/2013 không còn phù hợp vào thời điểm đăng tin trên website, dẫn đến sau khác giữa số liệu trong báo cáo ước tính với số liệu trong báo cáo tài chính quý 2/2013 được công bố và đăng tải trên website vào ngày 25/7/2013.

Trước đó, ngày 18/7, trong bản tin của công ty về hoạt động của GAS 6 tháng đầu năm 2013 được đăng tải trên website công ty, GAS công bố: lợi nhuận trước thuế đạt 7.715 tỷ đồng, bằng 165% kế hoạch 6 tháng đầu năm, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2012 (Công ty mẹ đạt 7.599 tỷ đồng, bằng 164% kế hoạch 6 tháng đầu năm, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2012).

Lợi nhuận sau thuế đạt 6.205 tỷ đồng, bằng 163% kế hoạch 6 tháng đầu năm, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2012 (Công ty mẹ đạt 6.149 tỷ đồng, bằng 163% kế hoạch 6 tháng đầu năm, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2012).

Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính quý 2/2013 của công ty mẹ GAS vừa công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) ngày 25/7, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của công ty mẹ lên tới 7.040 tỷ đồng, riêng quý 2 ghi nhận 2.883 tỷ đồng. Như vậy, cũng là lãi ròng công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2013 của GAS, nhưng qua hai lần công bố cách nhau chỉ khoảng một tuần đã có sự chênh lệch lên tới 835 tỷ đồng.

Việc công bố thông tin sai lệch hoàn toàn với khác biệt quá lớn này có thể gây sốc cho nhà đầu tư dài hạn, gây thiệt hại bởi các quyết định mua bán trong khoảng thời gian qua khi tiếp cận thông tin công bố sai.

Một chuyên gia chứng khoán bình luận rằng, việc ước tính đó của GAS có sai số quá lớn. Về mặt lý thuyết thống kê, sai số chấp nhận được chỉ lên đến 5%, hiếm khi tới 12-13%.

Ngoài ra, mấu chốt quan trọng hơn trong vụ chênh lệch số liệu này là ở chỗ: với số ước tính lãi ròng 6 tháng/2013 của GAS là 6.205 tỷ đồng sẽ thì doanh nghiệp sẽ có lãi quý 2 sẽ nhỏ hơn cùng kỳ năm trước, còn với số công bố sau này trên HOSE là 7.040 tỷ đồng thì lãi quý 2/2013 sẽ lớn hơn cùng kỳ năm trước.

Trên thị trường chứng khoán, hai khái niệm “nhỏ hơn” và “lớn hơn” này vô cùng quan trọng bởi nó được phản ánh tức thì vào giá cổ phiếu đó trong các phiên giao dịch hàng ngày.

Có nhà đầu tư bức xúc bảo sẽ kiện GAS vì đã khiến họ bán cổ phiếu vội vàng. Tuy nhiên, kiện được hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và chứng cứ để thuyết phục rằng thông tin ước tính đó đã khiến nhà đầu tư bán cổ phiếu.

“Đây quả là cái lỗi của GAS, nhưng lỗi nhẹ tênh. Lỗi này cũng giống như bao lỗi sai số trước và sau kiểm toán của rất nhiều công ty niêm yết, tất cả đều đính chính là cùng”, giám đốc môi giới của một công ty chứng khoán nhận xét.

Trên thực tế, khi lập và công bố báo cáo tài chính, ngoài những công ty thực hiện nghiêm túc và phản ánh đúng thực trạng tài chính thì có hai khả năng (tình huống) xảy ra.

Để giảm bớt số lãi thực tế, giảm bớt thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hoặc quá thận trọng với các diễn biến của thị trường, không ít công ty đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá các khoản đầu tư nói chung quá lớn, vượt quá mức cần thiết.

Ngược lại có nhiều công ty trích lập dự phòng giảm giá quá ít so với mức độ giảm giá thực tế của các khoản đầu tư để che dấu tình trạng làm ăn yếu kém, tạo ra bức tranh giả tạo về thực trạng hoạt động của công ty.

Với quy định cho phép công ty niêm yết được chờ đủ 45 ngày để công bố cùng lúc báo cáo tài chính mẹ và hợp nhất (thay vì công bố báo cáo tài chính công ty mẹ trong vòng 25 ngày, sau đó 45 ngày công bố tiếp báo cáo tài chính hợp nhất), chuyện các công ty lớn như GAS nhanh nhảu công bố số liệu là điều rất đáng khích lệ.

Nhưng giới phân tích cũng mong các doanh nghiệp lưu ý rằng bất kỳ sai sót nào cũng có thể dẫn đến hậu quả lớn, tức là giá cổ phiếu không chỉ đơn giản là rơi mạnh mà có khi chỉ số của thị trường cũng bị ảnh hưởng theo. Nên chẳng nếu doanh nghiệp nào mà liên tục mắc phải sai số như vậy phải bị phạt để còn làm gương cho các doanh nghiệp khác.

Riêng với sự sai lệch về lợi nhuận trước và sau khi kiểm toán hiện nay, nhà đầu tư cần xem lại cách tiếp nhận thông tin, nên coi báo cáo tài chính chưa kiểm toán chỉ là tư liệu tham khảo, không phải những thông tin chuẩn xác.

Các công ty kiểm toán cần kiến nghị với khách hàng là doanh nghiệp không nên công bố báo cáo tài chính trước khi kiểm toán để tránh thắc mắc của nhà đầu tư và nên soát xét báo cáo tài chính quí, 6 tháng để giảm công việc vào cuối năm để báo cáo tài chính được kiểm toán sẽ nhanh chóng, kịp thời hơn.

Hoàng Nam

tbktvn

Các tin tức khác

>   PVD: BCTC HN Q2-2013 (08/08/2013)

>   PVD: BCTC CTY MẸ Q2-2013 (08/08/2013)

>   KHP: BCTC riêng Q2-2013 (08/08/2013)

>   KHP: 6 tháng lợi nhuận đạt 52.6% kế hoạch năm (09/08/2013)

>   PVD: Lãi ròng hợp nhất quý 2 tăng gần gấp đôi cùng kỳ (08/08/2013)

>   IJC: BCTC CTY MẸ Q2-2013 (08/08/2013)

>   IJC: Bất động sản giảm mạnh, doanh thu chính quý 2 từ bán vé cầu đường (09/08/2013)

>   DPR: Lãi hợp nhất 6 tháng chỉ bằng 34% kế hoạch (09/08/2013)

>   CMG: BCTC HN từ 01-04-2013 đến 30-06-2013 (08/08/2013)

>   C21: BCTC CTY MẸ Q2-2013 kèm GT (08/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật