Thứ Tư, 21/08/2013 14:04

Lợi nhuận ngành khoáng sản chìm theo “ông lớn”

Tất cả 19 công ty ngành khoáng sản đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh bán niên năm 2013 với tổng lợi nhuận toàn ngành chưa bằng phân nửa so với cùng kỳ quý 2/2012 và kể cả lũy kế 6 tháng năm 2012 theo thống kê của Vietstock.

* Doanh nghiệp nào đang bi đát nhất sàn?

* Toàn cảnh lợi nhuận quý 2/2013 qua những con số

* Nhóm “đại gia” thủy sản Hùng Vương đang "ở đâu"?

* Lợi nhuận ngành điện tăng trưởng mạnh

* Điểm mặt doanh nghiệp có của để dành vượt vốn

* Xuất hiện những khoản phải thu đột biến

Mặc dù có đến 16 công ty báo lãi, khả quan hơn con số 13 công ty lãi trong quý 2/2012 nhưng tổng mức lãi chỉ đạt 92.6 tỷ đồng, bằng 43% cùng kỳ. Hầu hết các công ty trong ngành đều ghi nhận tăng trưởng âm về lợi nhuận, ngoại trừ LBM tăng trưởng 13% còn KSS, MICKSH đã có lợi nhuận dương.

Bảng thống kê và so sánh lợi nhuận công ty khoáng sản niêm yết

Đáng chú ý trong số này là KSS, với mức lỗ hơn 11.6 tỷ đồng trong quý 2/2012 thì qua quý 2/2013 công ty đã có lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng, một mức tăng đáng kể so với vị thế của công ty trong ngành. Việc KSS có được mức lợi nhuận nguyên nhân được công ty lý giải là do tiết giảm được tối đa một số khoản chi phí đầu vào.

“Ông lớn” suy giảm

Việc tổng lợi nhuận các cổ phiếu ngành khoáng sản ở quý 2/2013 và 6 tháng đầu năm 2013 giảm mạnh phần lớn do ảnh hưởng bởi “ông lớn” Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (HOSE: SQC) với mức lợi nhuận rất thấp so với cùng kỳ.

SQC là doanh nghiệp lớn nhất trong ngành, với vốn điều lệ 1,100 tỷ đồng nhưng lợi nhuận công ty này đạt được không tương xứng với quy mô, lãi ròng quý 2/2013 “bé nhỏ”, tầm 1.6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ đạt 44 tỷ đồng. Điều này được công ty lý giải bởi mức giá vốn hàng bán tăng cao trong kỳ.

So sánh lợi nhuận công ty khoáng sản niêm yết Q2/2013 và Q2/2012
ĐVT: Triệu đồng

Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của SQC không nhỉnh hơn là bao khi ghi nhận con số 1.7 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận này, công ty chỉ hoàn thành vỏn vẹn 5% kế hoạch năm 2013. Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2013, SQC đã thoái vốn tại Du lịch Sài Gòn Hàm Tân và đầu tư dài hạn vào CTCP Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn – SPT. SQC cũng là cổ phiếu có giao dịch trầm lắng trên sàn, hầu như không xảy ra giao dịch và biến động giá. Tổng khối lượng giao dịch của SQC trong quý 2 rất thấp, chỉ có 600 cổ phiếu và giá đứng ở mức 79,800 đồng/cp.

Lãi dồn về 3 công ty

Lãi ròng toàn ngành chủ yếu tập trung ở 3 công ty là HGM, KSBBMC. Tổng mức lợi nhuận của 3 đơn vị dẫn đầu này chiếm hơn 75% tổng lợi nhuận của các công ty báo lãi. Tuy nhiên, lợi nhuận tại các công ty này đều suy giảm so với cùng kỳ.

Tỷ lệ lãi ròng quý 2/2013 của các công ty khoáng sản niêm yết

Đứng đầu là Cơ khí & Khoáng sản Hà Giang (HNX: HGM) với mức lãi sau thuế quý 2/2013 gần 28 tỷ đồng, chiếm hơn 33% tổng lợi nhuận của toàn ngành khoáng sản đang niêm yết nhưng mức lợi nhuận này giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm, HGM đạt hơn 84.8 tỷ đồng doanh thu thuần, 52 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 8% và 22% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, nếu so sánh với kế hoạch năm thì HGM đang là điểm sáng khi hoàn thành 74% kế hoạch lãi trước thuế cả năm 2013. Công ty đã đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 75.6 tỷ đồng, trong khi đó, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm ở mức hơn 55.5 tỷ đồng.

Khoáng sản & Xây dựng Bình Dương (HOSE: KSB) đứng vị trí thứ hai về lợi nhuận sau thuế quý 2/2013 với gần 23 tỷ đồng, chiếm hơn 27% tổng lợi nhuận toàn ngành. Cũng tương tự HGM, lợi nhuận sau thuế của KSB bị sụt giảm, mất gần 24% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của KSB đạt gần 251 tỷ đồng, giảm nhẹ gần 5% và lợi nhuận sau thuế ở mức gần 39 tỷ đồng, giảm hơn 17% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tương ứng mức lợi nhuận này, công ty chỉ hoàn thành hơn 44% kế hoạch cả năm 2013.

Công ty còn lại có mức ảnh hưởng đáng kể đến tổng lợi nhuận toàn ngành khoáng sản là Khoáng sản Bình Định (HOSE: BMC). Quý 2/2013, BMC đạt gần 95.5 tỷ đồng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế ở mức gần 19 tỷ đồng, giảm lần lượt gần 14% và gần 40% so với quý 2/2012. Với mức lợi nhuận này, BMC chiếm 23% tổng lợi nhuận của ngành trong quý 2/2013.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu thuần đạt gần 196 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn giảm hơn 20%, về mức hơn 42.7 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 53% kế hoạch năm.

Việc lợi nhuận của HGM, BMC và KSB giảm chủ yếu do doanh thu suy giảm, bên cạnh đó, các chi phí trong kỳ vẫn còn duy trì ở mức tương đối cao.

Biểu đồ lợi nhuận của HGM, BMC và KSB
ĐVT: Triệu đồng

Mặc dù là các cổ phiếu đứng đầu về doanh thu và lợi nhuận, nhưng giao dịch của các cổ phiếu trên sàn không mấy sôi nổi. Cụ thể, tổng khối lượng giao dịch của HGM trong quý 2 chỉ vỏn vẹn 168.7 ngàn đơn vị, còn KSB có tổng khối lượng giao dịch cũng chỉ hơn 1 triệu đơn vị. Đáng kể nhất, BMC với tổng khối lượng giao dịch gần 8 triệu đơn vị, nhưng tính bình quân, BMC cũng chỉ giao dịch hơn 130 ngàn đơn vị/phiên, khá thấp so với mức biến động mạnh của chỉ số và khối lượng giao dịch ở quý 2/2013.

Kể từ cuối quý 2/2012 đến nay, ngành khoáng sản niêm yết chỉ đón thêm một nhân tố mới duy nhất là Khoáng sản Quang Anh (HNX: KSQ), nhưng nhân tố này chưa tạo được hiệu ứng gì đặc biệt cả về lợi nhuận lẫn giao dịch trên sàn. Về kết quả kinh doanh quý 2/2013, KSQ đạt hơn 7 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế 1.5 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm doanh thu thuần gần 10.6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 2.3 tỷ đồng. Nhưng mức lợi nhuận này có thể chấp nhận được bởi quy mô của công ty là không lớn, vốn điều lệ của công ty chỉ 30 tỷ đồng.

Duy Hoàng

Infonet

Các tin tức khác

>   ELC: BCTC VPCT SX 6 tháng 2013 (20/08/2013)

>   ELC: BCTC RIÊNG SX 6 tháng 2013 (20/08/2013)

>   ELC: BCTC HN SX 6 tháng 2013 (20/08/2013)

>   VID: BCTC_VP_Q2.2013 (20/08/2013)

>   ST8: BCTC riêng SX 6T-2013 (20/08/2013)

>   TDS: Báo cáo tài chính bán niên 2013 (UPCOM) (20/08/2013)

>   INN: Báo cáo tài chính bán niên năm 2013 (công ty mẹ) (20/08/2013)

>   HSI: BCTC CTY MẸ SX 6 tháng 2013 (20/08/2013)

>   TMS: Giải trình biến động lợi nhuận riêng Q2/2013 (20/08/2013)

>   CMX: Giải trình việc BCTC theo mô hình (20/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật