Thứ Tư, 07/08/2013 10:36

Khởi kiện chống bán phá giá: 6 nguyên tắc để thành công

Hội đồng Tư vấn về Phòng vệ Thương mại (Hội đồng TRC thuộc VCCI) cho biết đã nhận được rất nhiều phản ánh từ các ngành hàng về hiện tượng hàng hóa nước ngoài cạnh tranh không lành mạnh vào VN.

Trong đó có rất nhiều mặt hàng từng là đối tượng bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ kiện ở các nước khác. Điều đó chứng tỏ nhu cầu được bảo vệ của các DN là rất cấp thiết. Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Lao Động, bà Phùng Lan Phương – Hội đồng TRC (Trung tâm WTO – VCCI) cho biết:

- Hiện có 10 mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất vào Việt Nam trong năm 2012, trong đó có tới 6 nhóm mặt hàng đứng ở top đầu trong số các loại hàng hóa là đối tượng bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp ở các thị trường khác như thiết bị điện tử, máy móc, sắt thép, nhựa, may mặc... Không có gì đảm bảo rằng các sản phẩm này chỉ bị bán phá giá khi nhập vào các nước khác mà không bán phá giá khi nhập khẩu vào VN, đặc biệt khi được nhập khẩu với số lượng rất lớn như hiện nay.

Vậy làm cách nào để nhận diện ra một mặt hàng đang bị cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam và có thể kiện các mặt hàng đó?

- Để xác định một loại hàng hóa có bị bán phá giá, được trợ cấp từ nước ngoài vào VN hay không cần phải có các điều tra, phân tích dữ liệu cụ thể và những hiện tượng xác định được một loại sản phẩm có đang cạnh tranh không lành mạnh hay không. Quá trình điều tra chống bán phá giá chính là quá trình để xác định điều này.

Trên thực tế, có thể có những dấu hiệu nhất định các ngành sản xuất có thể cân nhắc và tính tới việc kiện phòng vệ thương mại. Ví dụ khi có một mặt hàng nhập khẩu vào VN với giá thấp hơn so với giá bán tại thị trường nước xuất khẩu hoặc khi một mặt hàng nào đó nhập khẩu ồ ạt bất thường vào VN gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất của VN.

Tuy nhiên, xin nhấn mạnh rằng để có thể kiện các mặt hàng này ra cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, thì một trong những nhân tố quan trọng là ngành sản xuất trong nước phải chứng minh được: 1- Có hành vi cạnh tranh không lành mạnh (bán phá giá, bán hàng được trợ cấp hoặc nhập khẩu ồ ạt). 2- Gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa. 3- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó với thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nội địa. Đây là điều quan trọng nhất.

Nói cách khác, các hiện tượng bán phá giá, bán hàng được trợ cấp hay hàng nước ngoài được nhập khẩu chỉ là các dấu hiệu đầu tiên, là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ để có thể sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại.

Đến nay VN mới chỉ tiến hành điều tra 3 vụ kiện. Con số này là do nguy cơ các mặt hàng bị bán phá giá tại VN ít hay do từ trước tới nay DN chưa quan tâm tới công cụ này?

- Câu trả lời nằm ở rất nhiều “cái khó”.

Có thể nằm ở năng lực. Các hiệp hội, DN còn chưa thực sự hiểu, chưa nắm vững hay có kỹ năng sử dụng công cụ này, trong khi đây lại là những công cụ tương đối phức tạp, không dễ sử dụng. Vậy nên DN nhận thức được mình đang bị cạnh tranh không lành mạnh đấy, nhưng chưa đủ khả năng để khởi kiện.

Bên cạnh đó là vấn đề thông tin. Để tiến hành một vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ DN cần cung cấp cho cơ quan điều tra rất nhiều thông tin về số lượng và kim ngạch hàng nhập khẩu, về giá thành sản xuất của sản phẩm nhập khẩu... trong khi nguồn thông tin trong nước quá thiếu hoặc quá kín khiến DN không thể thu thập đủ dữ liệu cần thiết để khởi kiện thành công.

Theo bà, khi tiến hành khởi kiện, DN VN cần chuẩn bị những điều gì để vụ kiện thành công?

- Để một vụ kiện thành công, quan trọng nhất là DN cần có sự chủ động và chuẩn bị chu đáo. Các DN phải phối hợp với nhau cả về thông tin và nguồn lực để chứng minh có hành vi vi phạm của hàng nhập khẩu và là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại của toàn ngành. Các DN cần liên kết với nhau để đảm bảo tỉ lệ ủng hộ đơn kiện đáp ứng được yêu cầu về tính đại diện.

Các DN cũng cần phối hợp với các đơn vị tư vấn (như Hội đồng TRC) và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan để được cung cấp thông tin và tư vấn kịp thời. Tuy nhiên, dường như ở VN những sự “phối hợp” như thế này vẫn còn chưa hiệu quả. DN phải nắm được chi tiết, chính xác về giá và về các vấn đề xung quanh giá của hàng nhập khẩu, cơ sở để tính toán, chứng minh phá giá cùng các thông tin về sản xuất, doanh thu, tồn kho, tình trạng thất nghiệp để chứng minh thiệt hại của mình. DN cũng có thể thuê luật sư tư vấn cho cả quá trình kiện lâu dài phải được đảm bảo.

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) mới đây đã ký quyết định thông báo về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và lãnh thổ Đài Loan. Nguyên đơn là Cty POSCO VST và Hòa Bình Inox. Khi gửi hồ sơ lên Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), hai nguyên đơn này đã yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu.

Theo thông tin đại diện Bộ Công Thương cho biết, thì Bộ này sẽ xem xét kỹ trước khi ra phán quyết cuối cùng nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên có liên quan. Đây là vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên của Việt Nam đối với thép không gỉ nhập khẩu và là vụ điều tra thứ tư đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường trong nước.

L.Thủy


Lưu Thủy

lao động

Các tin tức khác

>   TP.HCM điểm mặt dự án FDI lớn chậm tiến độ (07/08/2013)

>   Tháo nút thắt vốn cho doanh nghiệp (07/08/2013)

>   Bảy tháng, xuất khẩu thủy sản cả nước chỉ tăng 0,7% (07/08/2013)

>   Chủ hai công ty khai thác vàng phản đối thuế tài nguyên Việt Nam (06/08/2013)

>   Doanh số bán lẻ Anh tăng cao nhất trong 7 năm qua (06/08/2013)

>   Từ sự "gục ngã" của Detroit nhìn sang Trung Quốc (06/08/2013)

>   Tập đoàn Bưu chính Viễn thông thay Tổng Giám đốc (06/08/2013)

>   Yêu cầu sàng lọc kỹ nhà đầu tư vào Phú Quốc (06/08/2013)

>   7 tháng, doanh thu bán điện của EVN đạt gần 97.000 tỷ đồng (06/08/2013)

>   Giá điều tăng nhưng hết hàng để bán (06/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật