Thứ Hai, 19/08/2013 23:25

HAG sẽ có công ty AMC riêng trong 3 năm?!

Ông Đoàn Nguyên Đức sẽ đứng ra bảo lãnh cho công ty con là Công ty An Phú thực hiện vay tiền từ công ty mẹ để xử lý nợ cho công ty mẹ theo mô hình thu nhỏ của AMC.

* HAGL: Đã bán 6 dự án thủy điện, thu về hơn 2,000 tỷ

HAG tổ chức tiếp xúc nhà đầu tư nhằm cập nhật chiến lược trong giai đoạn 2013-2015 chiều ngày 19/08

Tại buổi tiếp xúc nhà đầu tư nhằm cập nhật chiến lược trong giai đoạn 2013-2015 chiều ngày 19/08, CTCP Hoàng Anh Gia Lai – HAGL (HOSE: HAG) đặc biệt chú trọng đến các bước tái cấu trúc ngành bất động sản nhằm mục tiêu giảm nợ vay trong thời gian tới.

Cụ thể, HAGL đưa ra lộ trình ba bước với 3 chủ thể chính: HAGL – Công ty Phát triển nhà Hoàng Anh – Công ty An Phú. Trong đó Công ty An Phú hoạt động tương tự một công ty mua bán tài sản (AMC) để xử lý các khoản nợ cho HAG trong khoảng thời gian 3 năm và sẽ giải thể sau đó.

Bước 1, Công ty Phát triển nhà Hoàng Anh sẽ bán cổ phần của Công ty An Phú (vốn điều lệ 360 tỷ đồng) cho công ty mẹ HAGL.

Bước 2, Công ty Phát triển nhà Hoàng Anh bán cổ phần, vốn góp trong các công ty con cho Công ty An Phú với giá bằng giá trị số dư các khoản đầu tư.

Giá trị các khoản đầu tư của các công ty mà Công ty An Phú sẽ mua lại:

Để thanh toán cho các khoản mua công ty và dự án trên, Công ty An Phú sẽ vay tiền của HAGL do ông Đoàn Nguyên Đức đứng ra bảo lãnh cá nhân.

Sau đó, Công ty Phát triển nhà Hoàng Anh sử dụng số tiền mà An Phú thanh toán để trả cho các khoản nợ hiện tại của HAGL, tổng cộng khoảng 3,083 tỷ đồng.

Bước 3, HAGL thực hiện chào bán cổ phần của Công ty An Phú. Theo đó, cổ đông sở hữu cổ phần HAGL tại ngày chốt danh sách được hưởng quyền mua dựa trên tỷ lệ sở hữu cổ phiếu HAG. Riêng chủ sở hữu trái phiếu chuyển đổi của HAG thì được quyền mua dựa trên tỷ lệ cổ phần được chuyển đổi từ trái phiếu.

Cổ đông thiểu số của Công ty Phát triển nhà Hoàng Anh sẽ được mua theo tỷ lệ sở hữu của Công ty Phát triển nhà Hoàng Anh.

Giá chào bán cổ phần Công ty An Phú là bằng mệnh giá, tương ứng tổng giá trị khoảng 360 tỷ đồng. Đồng thời, HAG chi cổ tức theo mức 500 đồng/cp để cổ đông có nguồn tiền mua cổ phần của Công ty An Phú.

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HAG trao đổi với nhà đầu tư

Nói về phương án tái cấu trúc, Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức cho biết, Công ty An Phú có tổng tài sản khoảng 9,000 tỷ đồng, nợ 5,000 tỷ đồng và được bán với giá chỉ 360 tỷ đồng. An Phú lập ra không phải để kinh doanh, niêm yết.. mà chỉ thực hiện một nhiệm vụ chính là tiến hành bán những tài sản xấu, thu hồi nợ để trả ngân hàng và còn lại mang về cho HAG.

Ông Đức cho biết thêm sẽ để cho Công ty An Phú hoạt động trong 3 năm (kể từ 2014), thực hiện bán các dự án (xây để bán, bán cả dự án…). Dự kiến sẽ thanh toán được 2,000 tỷ nợ xấu cho ngân hàng và mang lại cho HAG khoảng 3,000 tỷ đồng và nếu còn dư sẽ chia cho cổ đông của An Phú. Sau đó, sẽ thực hiện giải tán Công ty An Phú. Tuy nhiên, việc bán tài sản bất động sản cho An Phú sẽ phát sinh khoản phải thu khoảng 3,000 tỷ cho HAG nên thực tế cũng không thay đổi cấu trúc tài chính của công ty.

Theo ông Võ Trường Sơn, Phó TGĐ của HAG, đứng ở góc độ của ông Đức thì có thể trong trường hợp đó sẽ không có sự thay đổi về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhưng nếu nhìn ở góc độ một cổ đông của HAGL, nếu cổ đông không tham gia việc mua cổ phần An Phú thì câu chuyện có thể khác. Nếu HAGL tiếp tục nắm giữ khối tài sản bất động sản thì đồng nghĩa với việc sẽ tiếp tục nắm giữ những rủi ro của thị trường (thị trường lên xuống sẽ tạo những khoản lỗ về ngắn hạn và làm giá cố phiếu đi xuống).

Đối với khoản phải thu 3,000 tỷ đồng của An Phú, khi thị trường xuống có thể sẽ mất đi. Nhưng khi tách ra thì đã có sự bảo đảm của ông Đoàn Nguyên Đức, khi trường hợp xấu nhất ông Đức có thể dùng tài sản của mình hoặc bán cổ phần để bù vào. Qua đó, các cổ đông hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì.

Lần tái cấu trúc quyết liệt này của HAG nhằm mục tiêu chính là đến cuối năm 2013, nợ ròng HAG xuống 10,000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 13,000 tỷ đồng.

Sanh Tín

infonet

Các tin tức khác

>   CTI: BCTC HN Q2-2013 (19/08/2013)

>   VST: BCTC TH SX 6 tháng 2013 (19/08/2013)

>   VST: BCTC HN SX 6 tháng 2013 (19/08/2013)

>   VID: Quý 2 lỗ gần 27 tỷ đồng (19/08/2013)

>   TNA: BCTC VP CT SX 6T-2013 (19/08/2013)

>   Danh sách các Công ty Nêm yết chưa nộp BCTC Q2/2013 và BCTC soát xét bán niên 2012 (tính đến 17g ngày 16/08/2013) (19/08/2013)

>   PRUBF1: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ (từ 08/08/2013 đến 15/08/2013) (19/08/2013)

>   VFMVF4: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ (từ 08/08/2013 đến 15/08/2013) (19/08/2013)

>   CTI: Giải trình biến động lợi nhuận hợp nhất sau thuế quý 2 năm 2013 so với cùng kỳ năm trước (19/08/2013)

>   MAFPF1: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ (từ 08/08/2013 đến 15/08/2013) (19/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật