Thứ Bảy, 17/08/2013 08:50

Doanh nghiệp xăng dầu: Có lãi, nhưng chưa giảm giá

Với giá xăng dầu thế giới 10 ngày gần đây (từ 13.8 trở về trước) thì DN thừa nhận đã có lãi, nhưng do quy định tính giá bình quân 30 ngày nên các DN này vẫn trì hoãn việc giảm giá.

Trên website của Hiệp hội Xăng dầu VN (Vinpa) cập nhật giá cơ sở xăng dầu ngày 15.8 cho biết: Giá xăng A92 thành phẩm tại thị trường Singapore cùng ngày giao dịch ở mức 114,37 USD/thùng. Trong khi giá thế giới bình quân 30 ngày qua ở mức 116,14 USD/thùng. Hiện để đạt đến điểm hoà vốn, các DN xăng dầu vẫn đang phải trích Quỹ bình ổn giá tối đa 300đ/lít với mỗi lít xăng, dầu, lợi nhuận định mức tạm thời 100 đồng/lít xăng, các khoản thuế, phí khác vẫn giữ nguyên.

Theo người đứng đầu Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex) - ông Nguyễn Văn Thịnh - TGĐ Petrolimex - thì đến thời điểm này, chỉ có xăng là còn lãi chút ít, các mặt hàng khác từ dầu diesel, dầu hoả và madút đều vẫn lỗ. Cụ thể, so sánh biểu giá cơ sở hiện hành với giá bán lẻ xăng dầu thì xăng A92 hiện lỗ 102đ/lít; dầu DO (diesel) lỗ 683đ/lít; dầu hoả lỗ tới 1.030đ/lít. Duy chỉ có dầu madút có lãi 236đ/lít. Vì vậy, DN chưa thể xem xét điều chỉnh giảm.

Tuy nhiên từ ngày 12.8 trở về trước, cũng theo biểu tính giá cơ sở của Vinpa, các mặt hàng xăng dầu thành phẩm tại thị trường thế giới đều đứng ở mức thấp, dao động từ 112,88 đến 122,26 USD/thùng.

Ông Thịnh thừa nhận, nếu tính giá bình quân 10-15 ngày thì hoàn toàn có thể giảm giá, nhưng theo quy định hiện hành, DN phải dự trữ lưu thông trong vòng 30 ngày, nên giá cơ sở cũng được tính trung bình 30 ngày. Do vẫn bị lỗ trước đó (giá thế giới bình quân tuần cuối tháng 7 tăng cao), chưa đủ bù lỗ, nên khả năng giảm giá còn chờ... 1 tuần nữa, nếu giá thế giới vẫn đứng như hiện nay.

Thay vì giảm giá xăng dầu, thị trường xăng dầu đang chứng kiến việc các DN ồ ạt tăng chiết khấu để giành thị phần. Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, trưởng phòng kinh doanh một DN xăng dầu đầu mối phía Nam cho biết, nếu nhập khẩu hàng trong 2 tuần gần đây thì chắc chắn đã có lãi, nên một số DN đầu mối đang tăng mức chiết khấu cho các đại lý để tranh thủ bán hàng.

Theo ông này cho biết, do mức giá xăng và một số mặt hàng dầu khác nhau, nên có thời điểm do xăng lãi lớn nên mức chiết khấu cho đại lý đối với xăng cao hơn các mặt hàng khác. Hiện mức chiết khấu thể hiện trên hợp đồng giao hàng của nhiều DN tương tự nhau, chỉ 500-600đ/lít, nhưng thực tế đại lý có thể được nhận tới 900-950đ/lít với xăng. Còn dầu DO, mức chiết khấu khoảng 750đ/lít...

Có DN đầu mối “lách” chiết khấu bằng cách “thưởng” cho đại lý vì quay vòng vốn nhanh, thanh toán sớm, trích thưởng cao... Đa số các DN chiết khấu cao thường có lượng hàng bán ít, chỉ tập trung vào các mặt hàng có lãi, mặt hàng còn lỗ đậm như dầu hoả, DN không nhập, đẩy gánh nặng về lượng cho một số DN lớn. Chẳng hạn, thời gian gần đây, do dầu hoả là mặt hàng bán chậm, lượng bán thấp nên các DN ít nhập về.

Ông Nguyễn Văn Thịnh - TGĐ Petrolimex - khẳng định, mức chiết khấu của Petrolimex đến các Cty trong hệ thống vẫn ổn định: xăng 650đ/lít; dầu diesel và madút: 750đ/lít. Nếu giá thế giới vẫn tiếp tục giảm, DN khẳng định sẽ đề xuất liên bộ Tài chính - Công Thương giảm giá xăng dầu trong tuần tới.

 

Nên quy định thời gian tính giá bình quân 15 ngày

Theo ông Nguyễn Văn Thịnh, việc tính giá bình quân 30 ngày theo Nghị định 84 đang gây khó khăn cho chính DN kinh doanh xăng dầu vì DN không thể lý giải cho người tiêu dùng (NTD) hiểu vì sao giá chưa thể giảm. Tôi cũng đề nghị trong NĐ thay thế NĐ 84 về kinh doanh xăng dầu sắp ban hành tới đây, nên điều chỉnh lại tần suất điều chỉnh giá và quy định thời gian tính giá bình quân ở mức 15 ngày là phù hợp, thay vì tính 30 ngày như hiện nay. Nên tính cố định thời điểm điều chỉnh từ 1-15 và từ 16-30 hàng tháng để nếu giá thế giới tăng, DN điều chỉnh tăng; giá giảm điều chỉnh giảm để tạo sự minh bạch và thuận lợi cho NTD.

 lao động

Các tin tức khác

>   Đại lý ăn gian gần 2.000 lít xăng một tháng (16/08/2013)

>   Tăng một mạch 5 phiên, dầu vượt 107 USD/thùng (16/08/2013)

>   Cung giảm mạnh gần gấp đôi dự báo, dầu tăng phiên thứ tư liên tiếp (15/08/2013)

>   Dầu phục hồi gần 3% sau 3 phiên liền leo dốc (14/08/2013)

>   Doanh nghiệp xăng dầu chưa tính chuyện giảm giá (14/08/2013)

>   Kinh doanh xăng dầu: Còn nhiều sai phạm (13/08/2013)

>   Dầu WTI và Brent trái chiều sau số liệu GDP thất vọng của Nhật Bản (13/08/2013)

>   Dầu dứt chuỗi 5 phiên giảm giá liên tiếp trước số liệu lạc quan của Trung Quốc (10/08/2013)

>   Dầu giảm 5 phiên liên tiếp, khí thiên nhiên nhảy vọt (09/08/2013)

>   Giảm nhập khẩu xăng dầu (08/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật