Thứ Hai, 26/08/2013 15:19

Điểm mặt 10 doanh nghiệp lỗ lũy kế lớn nhất sàn niêm yết

Đứng đầu về lỗ lũy kế trên sàn theo thống kê của Vietstock là những cái tên vốn đã rất đình đám trong làng xây dựng và bất động sản như PVX, SJS; tiếp theo lĩnh vực vận tải biển góp mặt VSTVOS; ngành thép thì có POM; ngoài ra có thể điểm qua những cái tên như SHN, PXM, NVC, ALPLAF.

10 doanh nghiệp này chiếm đến 60% tổng mức lỗ lũy kế của 124 doanh nghiệp đang có khoản mục lợi nhuận chưa phân phối âm tính đến 30/06/2013.

Các doanh nghiệp có LNST chưa phân phối âm (30/06/2013)
Đvt: Triệu đồng

Tổng CTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam (HNX: PVX) vốn đã gây thất vọng cho giới đầu tư với khoản lỗ khủng 1,300 tỷ đồng trong năm 2012 thì đến 6 tháng đầu năm nay, tình trạng không mấy cải thiện. Cụ thể, riêng quý 2 lỗ thêm 400 tỷ đồng nâng lỗ lũy kế lên 1,830 tỷ đồng, đứng đầu toàn thị trường về khoản mục này.

Đồng cảnh ngộ, SHN, VST, VOS, POM cũng không khá hơn PVX là bao khi tình hình kinh doanh tiếp tục một màu ảm đạm trong 6 tháng vừa qua.

Ngược lại, CTCP ĐT PT Đô thị và KCN sông Đà (HOSE: SJS) dường như đang có bước cải thiện. 2 quý đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tăng mạnh gấp 5 lần lên 144 tỷ đồng, lãi ròng 25 tỷ đồng, dù cùng kỳ năm trước lỗ nặng 94 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so với kế hoạch kinh doanh khủng gồm doanh thu 1,130 tỷ đồng thì SJS mới thực hiện có 12% kế hoạch.

Đvt: Tỷ đồng

CTCP Chế biến hàng XK Long An (HOSE: LAF) đã từng thoát án hủy niêm yết nhờ BCTC kiểm toán 2012 có lợi nhuận chưa phân phối âm 140 tỷ đồng còn thấp hơn vốn điều lệ 7 tỷ đồng. Qua nửa năm đầu 2013, tuy vẫn nằm trong nhóm có lỗ lũy kế lớn nhưng hẳn nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu LAF đã nhen nhóm chút hi vọng khi doanh nghiệp bắt đầu có lãi sau 5 tháng liên tiếp lỗ ròng.

Tuy nhiên, để biết được liệu LAF đã thực sự thoát cảnh thua lỗ hay không có lẽ phải chờ đợi thêm kết quả của những quý tiếp theo bởi trong quý 2 nếu không có lợi nhuận khác từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất tại Bến Lức, Long An thì doanh nghiệp vẫn bị lỗ khoảng 14 tỷ đồng. Điều đáng mừng là LAF đã dần thoái vốn ở danh mục đầu tư tài chính giúp cho chi phí tài chính giảm đáng kể và tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính.

Nhìn chung, trong top 10 doanh nghiệp lỗ lũy kế lớn nhất thị trường, ngoại trừ PVM, NVC nằm trong nguy cơ hủy niêm yết khi lợi nhuận chưa phân phối âm vượt vốn điều lệ và SHN, LAF có khoản mục lỗ lũy kế còn thấp hơn vốn khoảng chục tỷ đồng thì 6 doanh nghiệp còn lại khá an toàn. Đặc biệt là những doanh nghiệp có vốn trên ngàn tỷ như PVX, SJS, VOS, POM, ALP.

Trần Việt

infonet

Xem thêm:

* Sức khỏe ngân hàng nay ra sao?

* Lợi nhuận ngành khoáng sản chìm theo “ông lớn”

* Nhóm “đại gia” thủy sản Hùng Vương đang "ở đâu"?

* Doanh nghiệp nào đang bi đát nhất sàn?

* Toàn cảnh lợi nhuận quý 2/2013 qua những con số

* Lợi nhuận ngành điện tăng trưởng mạnh

* Điểm mặt doanh nghiệp có của để dành vượt vốn

* Xuất hiện những khoản phải thu đột biến

* Khi hệ số DER “khủng” không phải là… hàng hiếm

Các tin tức khác

>   SEL: Báo cáo tài chính bán niên năm 2013 (20/08/2013)

>   SDY: Giải trình ý kiến của kiểm toán viên trên BCTC 06 tháng năm 2013 (20/08/2013)

>   SGC: Báo cáo tài chính bán niên năm 2013 (20/08/2013)

>   SFN: Báo cáo tài chính bán niên năm 2013 (20/08/2013)

>   SDY: Giải trình kết quả kinh doanh quý II/2013 giảm so với quý II/2012 (20/08/2013)

>   SDY: Báo cáo tài chính bán niên năm 2013 (20/08/2013)

>   VDL: 6 tháng đầu năm chỉ thực hiện được 36% kế hoạch năm (20/08/2013)

>   VE9: Báo cáo tài chính bán niên năm 2013 (20/08/2013)

>   VNC: Tạm ứng 6% cổ tức tiền mặt đợt 1/2013 (20/08/2013)

>   VE4: Báo cáo tài chính bán niên năm 2013 (20/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật