Chủ Nhật, 18/08/2013 15:46

Cuộc khủng hoảng của Siemens

Siemens là một trong những thương hiệu lớn của nước Đức và thế giới. Nhưng có lẽ chưa khi nào trong lịch sử hình thành và phát triển từ năm 1847 đến nay, nó đồng thời bị khủng hoảng về nhiều phương diện như hiện tại.

Mức độ nguy hiểm của cuộc khủng hoảng đối với số phận tương lai của thương hiệu bộc lộ ở chỗ Hội đồng giám sát đã buộc phải có quyết định rất hiếm thấy ở thương hiệu này là thay thế người đứng đầu tập đoàn Siemens trước khi thời hạn hợp đồng kết thúc là ông Peter Loescher. Qua đó cũng còn có thể thấy ông Loescher bị quy kết trách nhiệm đã đẩy tập đoàn và thương hiệu vào tình cảnh khủng hoảng cũng như chủ định của Siemens bắt đầu cuộc tự giải cứu khỏi khủng hoảng bằng việc thay đổi nhân sự quản lý và điều hành ở cấp cao nhất.

Trong những ngày này, giới kinh tế, truyền thông và dư luận xã hội ở nước Đức đã sử dụng khá nhiều công sức và thời gian để tập trung giải phẫu cuộc khủng hoảng của Siemens. Trước tiên phải khẳng định rằng tập đoàn vẫn kinh doanh có lãi và thương hiệu vẫn rất sáng giá, nhưng mức độ lãi đã giảm đi đáng kể và khả năng cạnh tranh cũng thế. Điều nguy hại hơn cả đối với triển vọng tương lai của thương hiệu là sự thiếu vắng của một chiến lược kinh doanh rõ nét và ổn định, khả thi và thích hợp trong môi trường kinh doanh đã và sẽ còn tiếp tục biến động mạnh mẽ, cơ bản và sâu sắc. Cuộc khủng hoảng hiện tại của thương hiệu này cũng còn là cuộc khủng hoảng về bản sắc của chính nó.

Siemens trở nên quá tự tin, sẵn sàng mạo hiểm nhưng đồng thời cũng sơ cứng từ lúc nào không hay.

Bị ru ngủ trong hào quang của thành quả kinh doanh đã đạt được, của uy tín thương hiệu và tiềm lực tài chính, Siemens trở nên quá tự tin, sẵn sàng mạo hiểm nhưng đồng thời cũng sơ cứng từ lúc nào không để ý thấy. Ngày nay, Siemens vẫn hiện hữu ở diện sản phẩm rộng rãi như thủa trước, nếu như không nói là còn rộng hơn. Tập đoàn trở nên khổng lồ, quá lớn nên gần như không còn có thể điều khiển được nữa và không còn có được đủ mức linh hoạt cho tương lai.

Ông Loescher không phải là người đầu tiên ở Siemens nhận ra điều đó nhưng là người đứng mũi chịu sào ở thương hiệu này vào thời điểm cần phải khắc phục tình trạng đó. Mở rộng phạm vi lĩnh vực kinh doanh là rất cần thiết đối với mọi thương hiệu, nhưng không thể bằng mọi giá và lại càng không thể khi chi phí bỏ ra lớn hơn lợi nhuận thu về được. Sai lầm chính của ông Loescher chính ở đó. Trong 6 năm đứng đầu tập đoàn, ông Loescher đã thâu tóm thêm 120 hãng khác, nhưng rồi lại bán đi hơn 100 công ty con thuộc tập đoàn mẹ. Hàng chục ngàn nhân công bị sa thải. Cuộc cải cách cơ cấu và tổ chức ở thương hiệu về bề ngoài thì rất sôi động, nhưng bên trong thì lại không thực chất. Nhà quản lý này đề ra những mục tiêu kinh doanh và tiết kiệm chi phí tham vọng đến mức ảo tưởng và thực hiện chúng bằng mọi giá. Kết quả cuối cùng là thương hiệu gặp khó khăn thêm chứ không bớt đi được. Việc khắc phục hậu quả và tác hại của tình trạng đó giờ được đặt lên vai vị giám đốc phụ trách tài chính, ông Joe Kaeser, vừa được cử làm người thay thế ông Loescher.

Thuỵ Vân

diễn đàn dn

Các tin tức khác

>   Kỷ nguyên “gạo rẻ” của các nước châu Á đã kết thúc (18/08/2013)

>   Lợi nhuận của Adidas vẫn tăng dù doanh số bán giảm (18/08/2013)

>   EU muốn WTO xử vụ áp thuế chống phá giá thép ống (16/08/2013)

>   Bi kịch của BlackBerry (14/08/2013)

>   BP kiện Mỹ vì bị cấm tham gia hợp đồng liên bang (14/08/2013)

>   Mỹ áp thuế 7,88% với tôm nhập khẩu từ Việt Nam (14/08/2013)

>   2 hãng hàng không dọa kiện Bộ Tư pháp Mỹ ra tòa (14/08/2013)

>   Cùng đường, BlackBerry tuyên bố “bán mình” (13/08/2013)

>   Mỹ hạ thuế chống bán phá giá tôm Thái xuống 0% (12/08/2013)

>   Khủng hoảng niềm tin điện hạt nhân ở Đông Á (12/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật