Công ty dòng Sông Đà lấn át kế hoạch sáp nhập
Trái ngược với trào lưu lập công ty con, công ty cháu trước đây của dòng họ Sông Đà, Tập đoàn này đang tiến hành gom nhiều đơn vị về cùng một mối.
Ở lĩnh vực thủy điện, 3 công ty là thủy điện Nà Lơi (NLC), thủy điện Ry Ninh II (RHC) và thủy điện Cần Đơn sẽ tiến hành sáp nhập. Với mức vốn lớn nhất, SJD được chọn là đơn vị nhận sáp nhập của hai công ty NLC và RHC.
NLC là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà - Bộ Xây Dựng. NLC được thành lập trên cơ sở chuyển đổi nhà máy Thuỷ điện Nà Lơi - Công ty Sông Đà 11, doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Sông Đà thành công ty cổ phần ngày 29/7/2003. Vốn điều lệ của NLC hiện tại đạt 50 tỷ đồng. Các chỉ số quan trọng của NLC như lợi nhuận, ROA và ROE đều đi xuống trong 3 năm trở lại đây.
Một số chỉ tiêu của NLC
ĐVT: Tỷ Đồng
|
RHC được thành lập từ việc cổ phần hoá bộ phận DNNN là Nhà máy thuỷ điện Ry Ninh II thuộc Công ty Sông Đà 11 - Tổng công ty Sông Đà. Vốn điều lệ của RHC đang là 51,2 tỷ đồng. Doanh thu và lợi nhuận của RHC trong 2 năm gần đây đã gia tăng trở lại, trong khi đó, nợ có xu hướng giảm.
Một số chỉ tiêu của RHC
ĐVT: Tỷ Đồng
|
Biểu đồ Về phía SJD, công ty nhận sáp nhập, có tiền thân là Công ty B.O.T Cần Đơn, được thành lập theo Quyết định của Tổng công ty Sông Đà ban hành tháng 4/1998. Kể từ ngày 11/10/2004, Cần Đơn chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, niêm yết với mã SJD và bắt đầu giao dịch từ ngày 26/12/2006. Vốn điều lệ của SJD hiện đang đạt 358,79 tỷ đồng. Đây là đơn vị có vốn lớn nhất và các chỉ số tài chính như ROA, ROE tăng mạnh từ năm 2010.
Một số chỉ tiêu SJD
ĐVT: Tỷ đồng
|
Cả NLC, RHC và SJD đều là công ty con của Tổng công ty Sông Đà với tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn trên 50% vốn điều lệ. Theo phương án sáp nhập, SJD sẽ phát hành cổ phiếu để hoán đổi toàn bộ số cổ phiếu của NLC và RHC do các cổ đông NLC và RHC nắm giữ, tỷ lệ hoán đổi cổ phần là 1:1.
Tại kỳ ĐHĐCĐ năm 2013 của SJD) cổ đông đã thông qua phát hành 10.12 triệu cổ phiếu hoán đổi, để sáp nhập NLC và RHC vào SJD. Qua đó nâng tổng lượng cổ phần SJD sau sáp nhập lên gần 46 triệu cổ phiếu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, SJD sau sáp nhập sẽ có vốn điều lệ 460 tỷ đồng, tăng thêm tối đa 101 tỷ đồng so với hiện nay. Cả hai công ty NLC và RHC sẽ trở thành chinh nhánh hạch toán phụ thuộc của SJD.
Ở lĩnh vực xây lắp, Sông Đà 11 Thăng Long (SEL) và Đầu tư Xây lắp Sông Đà (SINCO) sẽ sáp nhập vào Sông Đà 11 (HNX: SJE). Tương tự SJD, SJE cũng phát hành cổ phiếu để hoán đổi toàn bộ số cổ phiếu của SEL và SINCO nhưng với những tỷ lệ khác nhau. Tỷ lệ hoán đổi giữa SJE:SEL là 0.9:1 còn SJE:SINCO là 0.65:1.
Dự kiến SJE sẽ phát hành tổng cộng 2.88 triệu cổ phiếu để thực hiện việc hoán đổi trên.
Ngoài ra, SJE cũng tiến hành thoái vốn khỏi một loạt công ty “họ” Sông Đà khác như thoái toàn bộ vốn tại Kỹ thuật điện Sông Đà và Xây lắp Dịch vụ Sông Đà; thoái 1 triệu cổ phần Công ty tài chính CP Sông Đà; 595,200 cổ phần Thủy điện Cao nguyên Sông Đà; 150,000 cổ phần Điện lực dầu khí Nhơn Trạch II và 200,000 cổ phần CTCP Sông Đà Hà Nội.
Ở lĩnh vực sản xuất, Someco Sông Đà (HNX: MEC) chấp nhận để Someco Hòa Bình sáp nhập vào sau một thời gian tách ra từ chi nhánh của MEC.
Hiện MEC đang nắm giữ 51% vốn của Someco Hòa Bình. Vì vậy, MEC dự kiến sẽ phát hành thêm khoảng 735,000 cổ phần để hoán đổi lấy cổ phần của Someco Hòa Bình, theo tỷ lệ hoán đổi là 1:1 (vốn điều lệ của Someco Hòa Bình là 15 tỷ đồng).
Ngoài kế hoạch sáp nhập, dòng Sông Đà cũng lên phương án tăng vốn và tăng sở hữu bằng các phát hành cổ phiếu. Tiêu biểu cho hình thức này là CTCP Sông Đà 5 (HNX:SD5). SD5 dự kiến phát hành cổ phiếu để nâng vốn điều lệ từ 90 tỷ đồng lên 180 tỷ đồng trong quý 3 hay 4. Đồng thời mua lại cổ phần thủy điện Sông Chảy 5 nhằm tăng sở hữu lên 100%, thoái vốn tại CTCP Sông Đà 505.
Duy Hoàng
Infonet
|