Thứ Năm, 18/07/2013 15:54

Niêm yết cổ phiếu có còn là lựa chọn tối ưu?

Chọn giải pháp lên sàn trong bối cảnh thiếu sinh lực của thị trường chứng khoán cũng là một bài toán đánh cược của doanh nghiệp. Ưu thế quảng bá thương hiệu hay đặc biệt quan trọng là nơi giúp doanh nghiệp huy động vốn đã không còn dễ, trong khi đó nỗi ám ảnh cổ phiếu rớt giá từng ngày luôn đè nặng.

Thời gian gần đây, số lượng cổ phiếu niêm yết mới khá ít ỏi, dường như các doanh nghiệp đã không còn mặn nồng với kênh đầu tư này. Những kế hoạch niêm yết trước đây đều lần lượt bị trì hoãn bởi lý do thị trường chứng khoán không thuận lợi.

Nếu tính riêng trong nửa đầu năm 2013, số lượng doanh nghiệp niêm yết mới chỉ có 8 đơn vị - 3 doanh nghiệp niêm yết tại Sở GDCK TPHCM (HOSE) và 5 doanh nghiệp niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội (HNX). Lĩnh vực bất động sản chiếm ưu thế khi có đến 3 công ty lên sàn.

Danh sách cổ phiếu niêm yết mới trong 6 tháng đầu năm 2013

Các cổ phiếu chào sàn trong năm nay có sự mở đầu khá khó khăn. Theo thống kê của Vietstock, sau tuần giao dịch đầu tiên, chỉ có 2/8 cổ phiếu có được sự tăng giá là HLD thuộc lĩnh vực bất động sản và TTZ thuộc về vận tải và kho bãi. Cả hai cổ phiếu này đều niêm yết trên HNX.

Trong số các cổ phiếu giảm giá, cổ phiếu bất động sản NLG đứng đầu với 5 phiên giảm sàn liên tiếp, giá của NLG rơi từ 21,600 đồng/cp về 16,200 đồng/cp; cổ phiếu FCM thuộc ngành khoáng sản cũng giảm khá nhiều, sau 5 phiên đầu tiên FCM giảm từ 19,200 đồng/cp về mức 15,000 đồng/cp.

Bảng chênh lệch giá giữa các giai đoạn của CP mới niêm yết

Tính đến nay (số liệu chốt ngày 12/07), thị trường chứng kiến được phân nửa số cổ phiếu tăng trưởng về giá so với thời mới niêm yết. Cổ phiếu TTZ, HLD, HAR và NLG tăng trưởng lần lượt 170%, 17.4%, 42.36% và 2.78%.

TTZ mặc dù dẫn đầu và vượt xa những cổ phiếu khác về mức giá tăng nhưng có thể thấy thanh khoản cổ phiếu khá yếu. Giao dịch sôi động của cổ phiếu TTZ có chăng cũng chỉ ở một số phiên ít ỏi. Cổ phiếu TTZ có đến gần 60% số phiên không có giao dịch. Ba cổ phiếu bất động sản còn lại có vẻ khả quan khi vừa tăng giá vừa có được mức thanh khoản nhất định trên sàn. Trong đó, HAR được biết đến là cổ phiếu đầu cơ, đã tăng giá mạnh nhất trong giai đoạn đầu tháng 6 khi có 4 phiên tăng trần liên tiếp đưa cổ phiếu này từ 27,200 đồng/cp lên 35,500 đồng/cp, tương ứng hơn 30.5%.

Ở nhóm những cổ phiếu giảm giá, SHA của CTCP Sơn Hà Sài Gòn dường như không thể ngóc đầu, lao dốc mạnh từ 13,900 đồng/cp xuống chỉ còn 3,700 đồng/cp trong suốt thời gian niêm yết, và phần lớn các phiên đều vắng bóng nhà đầu tư. Khối lượng giao èo uột, bình quân chỉ có 1,278 cp.

Mức thanh khoản yếu này cũng tương đương với cổ phiếu PSD của CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí. PSD chỉ vừa lên sàn hồi cuối tháng 6 nhưng đến nay đã mất đi hơn 15% giá trị sau 11 phiên. Giá cổ phiếu giảm từ 68,000 đồng/cp xuống còn 57,500 đồng/cp, giao dịch bình quân chỉ có 1,375 cp.

Bảng khối lượng giao dịch bình quân và giá

Còn FCM tuy dẫn đầu về khối lượng giao dịch nhưng giá cổ phiếu đã giảm mạnh, chỉ còn 12,100 đồng/cp (12/07) so với mức giá 19,200 đồng/cp thời mới lên sàn. FCM bắt đầu giao dịch từ ngày 15/05 với 44 phiên giao dịch, khối lượng giao dịch bình quân hơn 701 ngàn đơn vị, chênh lệch giữa giá cao nhất và thấp nhất đạt hơn 61%.

Điểm tương đối sáng, trong 8 mã niêm yết mới thì có đến 6 mã xuất hiện giao dịch từ nhà đầu tư nước ngoài là FCM, NLG, HAR, HLD, DHP và TTZ. Nhưng giao dịch của khối ngoại tập trung chủ yếu vào 3 mã FCM, NLG và HAR. Tại FCM khối ngoại mua gần 1.1 triệu đơn vị và bán ra 339,240 đơn vị; tại NLG mua vào gần 2.17 triệu đơn vị, trong đó có 50 ngàn đơn vị mua thỏa thuận và bán ra 66,850 đơn vị trong thời gian qua.

Duy Hoàng

Infonet

Các tin tức khác

>   Thị trường đang pullback hay tăng trưởng thực sự? (17/07/2013)

>   PTKT phiên chiều 17/07: VN-Index vẫn còn khả năng bứt phá (17/07/2013)

>   Nhịp đập Thị trường 17/07: Dòng tiền tiếp tục vào Large Cap và Mid Cap (17/07/2013)

>   17/07: Bản tin 20 giờ qua (17/07/2013)

>   Độ mở của thị trường chứng khoán Việt Nam tới đâu? (16/07/2013)

>   Thủ phạm tung tin đồn "Chủ tịch BIDV bị bắt" sa lưới (16/07/2013)

>   PTKT phiên chiều 16/07: Cập nhật tín hiệu phân tích kỹ thuật giữa phiên (16/07/2013)

>   Nhịp đập Thị trường 16/07: Tiền đổ vào Mid Cap? (16/07/2013)

>   PPC và PET lọt vào danh sách VN30, DIG và PNJ bị loại từ 22/07 (15/07/2013)

>   Cách chuyển nhượng cổ phiếu hủy niêm yết (15/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật