Thứ Năm, 18/07/2013 11:28

Những mảnh ghép đầu tiên của bức tranh lợi nhuận quý 2

Kết quả kinh doanh quý 2/2013 của các doanh nghiệp niêm yết đã dần được hé lộ. Thường thì những doanh nghiệp đầu tiên công bố sẽ là những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khả quan nhất. Tuy nhiên, có thể nhận thấy đa phần con số lợi nhuận đã công bố những ngày qua đều giảm so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp cao su thiên nhiên: Điệp khúc buồn!

Vẫn dẫn đầu các ngành về việc sớm không khai số liệu tài chính nhưng năm nay có vẻ tiếp tục là năm không thuận lợi của ngành cao su thiên nhiên khi mà kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của những doanh nghiệp đang niêm yết đa phần chưa thực hiện được 50% kế hoạch năm dù kế hoạch này đã giảm nhiều so với các năm trước đây.

Đơn cử như công ty Cao su Hòa Bình (HRC) ước lãi ròng 6 tháng đầu năm vỏn vẹn 31.7 tỷ đồng, bằng một nửa cùng kỳ năm trước và chỉ mới thực hiện có 37% kế hoạch năm. Cao su Đồng Phú (DPR) không khá hơn bao nhiêu khi doanh thu ước đạt 324 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 172 tỷ đồng; lần lượt thực hiện 26% và 33% kế hoạch năm.

Cao su Tây Ninh (TNC) cũng vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm. Theo đó, công ty ghi nhận 99.5 tỷ đồng lợi nhuận và chỉ mới đạt 40% kế hoạch năm. Trong lợi nhuận đạt được có đến 40% đến từ hoạt động khác.

Cao su Phước Hòa (PHR), doanh nghiệp cao su thiên nhiên niêm yết duy nhất đi được hơn nửa chặng đường khi ước lợi nhuận trước thuế 170 tỷ đồng, hoàn thành 64% kế hoạch năm. Song nếu so với cùng kỳ năm trước thì lợi nhuận đã giảm 50%.

Còn Cao su Thống Nhất (TNC) tuy chưa công bố kết quả kinh doanh quý 2 nhưng kết quả quý 1 không mấy lạc quan, doanh thu và lợi nhuận đồng loạt giảm 64% và 75% so với quý 1 năm trước.

Nguyên nhân dẫn đến sụt giảm trong lợi nhuận ngành cao su thiên nhiên được đánh giá là do thị trường tiêu thụ lớn nhất Trung Quốc sụt giảm, cùng với ảnh hưởng giá cao su xuất khẩu trên thị trường thế giới. Trong những ngày đầu tháng 7, giá cao su có biến chuyển tích cực tuy nhiên mức độ không lớn và cũng khó có thể kỳ vọng nhiều do tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có dấu hiệu chậm lại.

Một trong những gam màu tối trong bức tranh lợi nhuận quý 2 khác là CTCP Đầu tư PV2 (PV2) đang đứng đầu danh sách lỗ nặng với khoản lỗ ròng lên đến 12.7 tỷ đồng. Xem xét chuỗi kết quả kinh doanh từ quá khứ của công ty thì nhận thấy, bắt đầu từ quý 1/2012, doanh thu PV2 đã liên tục sụt giảm từ mức hàng chục tỷ đồng xuống khoảng vài trăm triệu và lợi nhuận cũng theo đó mà rơi rớt từ hàng tỷ xuống hàng triệu. Đến tận quý 1 năm nay, công ty chỉ ghi nhận 88 triệu đồng doanh thu và vì thế mà lỗ ròng 1.9 tỷ đồng.

Riêng quý 2/2013, doanh thu đột biến lên 2.9 tỷ đồng, song do phải trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư cùng nợ phải thu khó đòi nên chi phí tài chính, chi phí quản lý tăng mạnh. Điều này khiến cho PV2 lỗ nặng gần 13 tỷ đồng, mức lỗ lớn nhất từ trước đến nay, nâng lỗ lũy kế 6 tháng đầu năm lên 14.7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, một vài doanh nghiệp khác giảm mạnh lợi nhuận như DC2, SNG, AAM, PXI và IDV; tất cả đều bị sụt giảm lãi ròng trên 50%.

Điểm sáng

Điểm sáng đầu tiên phải kể đến, CTCP Công nghệ Sài Gòn Viễn Đông (SVT) công bố lãi ròng quý 2 đạt 1.4 tỷ đồng, nếu so với mức lãi ròng 220 triệu đồng thực hiện cả năm 2012 thì quả là đột biến lớn.

Để đạt được thành quả như trên, một phần nhờ tăng trưởng doanh thu quý 2 lên đến 136% so cùng kỳ năm trước, đạt 19.6 tỷ đồng; một phần không kém phần quan trọng là chi phí tài chính âm 490 triệu đồng nhờ hoàn nhập giảm giá các khoản đầu tư 855 triệu đồng, trong khi quý 2 năm trước công ty phải ngốn mất 2.9 tỷ đồng cho chi phí này.

Lũy kế cả hai quý đầu năm, SVT ghi nhận 24.8 tỷ đồng doanh thu thuần và 1.44 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy cả doanh thu lẫn lợi nhuận đều tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2012 nhưng nếu so với kế hoạch năm gồm 120 tỷ đồng doanh thu và 5.8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế thì con đường phía trước của công ty còn nhiều gánh nặng.

Ngược lại VPK, CTCP Bao bì Dầu Thực vật sẽ khá nhàn nhã trong thời gian tới khi mới 2 quý đầu năm đã hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận sau thuế. Cụ thể, theo BCTC quý 2/2013 vừa công bố, doanh thu thuần của VPK đạt 100.6 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế tăng 19% lên 14.8 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 191 tỷ đồng, lãi ròng 26.3 tỷ đồng lần lượt tăng 15% và tăng 10%.

So với kế hoạch 2013 gồm doanh thu 360 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 22 tỷ đồng thì VPK đã hoàn thành vượt 19% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.

Hầu hết các doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng đều ở dưới mức 30%, riêng CTCP Ánh dương Việt Nam (VNS) doanh thu tăng trưởng 14% đạt 1,506 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 62% đạt 95.5 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp khác cũng vượt kế hoạch lợi nhuận là CTCP Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PGD). Với doanh thu thuần 3,047 tỷ đồng và lãi ròng 143 tỷ đồng, công ty thực hiện 48% kế hoạch doanh thu và vượt 11% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước thì lợi nhuận đã bị sụt giảm rất mạnh, giảm đến 63% do giá vốn tăng mạnh 34%.

Nhìn chung, những doanh nghiệp đã công bố BCTC hay kết quả kinh doanh quý 2/2013 tính đến ngày 17/07 đều là những doanh nghiệp nhỏ và chưa đủ để đại diện cho thị trường. Đến cuối tuần này (ngày 20/07) là hạn công bố BCTC, khi đó bức tranh lợi nhuận quý 2 sẽ rõ nét hơn.

Lưu ý: Bài viết không đề cập đến các loại hình doanh nghiệp như ngân hàng, bảo hiểm, CTCK cũng như chứng chỉ quỹ

Mỹ Hà

infonet

Các tin tức khác

>   NSI: Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2013 (18/07/2013)

>   MSC: Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2013 (18/07/2013)

>   Vì sao Sông Đà Thăng Long điêu đứng? (18/07/2013)

>   SFN: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2013 (18/07/2013)

>   CMC: Báo cáo quản trị công ty 6 tháng cuối năm 2012 (18/07/2013)

>   HSC: Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2013 (18/07/2013)

>   DSN: Ký hợp đồng kiểm toán BCTC 2013 (18/07/2013)

>   BGM: Ký hợp đồng kiểm toán BCTC 2013 (18/07/2013)

>   SAV: Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2013 (18/07/2013)

>   TIS: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2013 (18/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật