Thứ Năm, 11/07/2013 08:59

Mất tiền tỷ vì kẽ hở chuyển khoản nội bộ

Lợi dụng kẽ hở trong nghiệp vụ chuyển khoản nội bộ để chiếm đoạt tiền của khách hàng là dấu hiệu vi phạm mới đáng báo động tại một số CTCK.

Kẽ hở kiểm soát nội bộ

Liên tiếp gần đây, NĐT “tố” nhân viên CTCK có hành vi vi phạm mới, nhằm chiếm đoạt tài sản trong tài khoản của khách hàng. Thủ đoạn vi phạm mới này, theo phản ánh của NĐT tại CTCK Đại Việt và CTCK Beta là: nhân viên của các CTCK này đã sử dụng chiêu chuyển khoản nội bộ để chiếm đoạt tiền của NĐT.

Theo các nạn nhân, chiêu thức trên thường được thực hiện bởi nhân viên hoặc cán bộ có thẩm quyền tại CTCK. Họ lợi dụng mối quan hệ quen biết với khách hàng, cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ lỏng lẻo tại CTCK để thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền, chứng khoán trong tài khoản của khách hàng. Dấu hiệu vi phạm của nhân sự CTCK là mạo danh khách hàng lập và ký phiếu đề nghị chuyển khoản nội bộ, sau đó trình cấp có thẩm quyền ký duyệt, hoặc trực tiếp ký duyệt nếu giữ vị trí lãnh đạo.

Sau khi hoàn tất hồ sơ chuyển khoản nội bộ, nhân sự có dấu hiệu vi phạm tại CTCK thường tìm cách thúc đẩy các bộ phận liên quan chuyển tiền từ tài khoản của khách hàng sang tài khoản của họ. Khi bị khách hàng phát hiện, không chỉ những nhân sự bị khách hàng tố có hành vi vi phạm, mà cả CTCK luôn tìm cách né tránh trách nhiệm. Trong khi các cá nhân có dấu hiệu vi phạm đổ lỗi cho khâu kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro của CTCK lỏng lẻo để thoái thác trách nhiệm thì ông chủ, ban điều hành CTCK thường tìm cách truy trách nhiệm cá nhân người vi phạm, khiến NĐT rất khó đòi được tiền khi bị mất.

“Gần 3 tháng trôi qua kể từ khi phát hiện bị mất tiền và đã quá thời hạn CTCK Đại Việt (DVSC) hứa trả tiền, đến nay, chúng tôi vẫn chưa đòi được tiền và cũng không có bất cứ cách nào liên hệ với CTCK Đại Việt…”, bà Lê Thị Uyên, đại diện cho nhóm NĐT làm đơn tố cáo cán bộ CTCK Đại Việt sử dụng chiêu thức chuyển khoản nội bộ để chiếm đoạt 2 tỷ đồng của khách hàng bức xúc cho biết.

“Lỗ hổng” trách nhiệm?

“Chúng tôi đang rất hoang mang. Sau khi cầu cứu tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), cơ quan công an và CTCK, chúng tôi thực sự sốc, bởi không rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm bảo vệ NĐT khi NĐT bị CTCK chiếm đoạt tiền. Đến lúc này, chúng tôi vẫn không tin là có thể bị mất tiền dễ dàng đến như vậy. Nếu kẽ hở về pháp lý và trách nhiệm tiếp tục tồn tại như hiện nay thì còn bao nhiêu NĐT nữa sẽ phải chịu cùng cảnh như chúng tôi?”, bà Uyên bày tỏ.

Qua các vụ việc tại CTCK Đại Việt và CTCK Beta (Beta), một luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán nhìn nhận, nghiệp vụ chuyển khoản nội bộ chẳng có gì mới trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Với hệ thống ngân hàng, việc sử dụng nghiệp vụ này được kiểm soát rất chặt chẽ, chứ không tồn tại nhiều kẽ hở như tại CTCK. Cụ thể, với các ngân hàng, khách hàng muốn chuyển khoản nội bộ, thì phải xuất trình chứng minh nhân dân, để nhân viên giao dịch của ngân hàng kiểm tra hệ thống dữ liệu và chữ ký mẫu của chủ tài khoản. Sau khi phiếu yêu cầu chuyển khoản nội bộ được lập và có chữ ký của khách hàng, thì phải qua rất nhiều tầng/lớp kiểm soát trước khi thực hiện giao dịch, nên không có chuyện chủ tài khoản không yêu cầu mà vẫn thực hiện chuyển khoản nội bộ dễ dàng như tại CTCK.

Thực tế triển khai nghiệp vụ chuyển khoản nội bộ tại CTCK đang bộc lộ những lỗ hổng đáng báo động. Hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro đối với nghiệp vụ này vừa lỏng lẻo, vừa sơ sài, dễ bị nhân viên CTCK lợi dụng nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Để khắc phục kẽ hở trên, các chuyên gia pháp lý khuyến nghị, Bộ Tài chính, UBCK cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý theo hướng siết chặt việc triển khai nghiệp vụ chuyển khoản nội bộ tại các CTCK. Theo đó, nếu các CTCK không chứng minh được sự chặt chẽ, cẩn trọng, độc lập giữa các bộ phận trong kiểm tra, giám sát việc chuyển khoản nội bộ thì chưa cho phép triển khai nghiệp vụ này, vì sự an toàn cho cả khách hàng lẫn CTCK. Thậm chí, những CTCK bị khách hàng tố cáo có hành vi lợi dụng kẽ hở của nghiệp vụ chuyển khoản nội bộ để chiếm đoạt tiền của khách hàng sẽ bị tạm ngừng, hoặc bị cấm triển khai nghiệp vụ này trong một thời gian nhất định. Cũng cần quy định làm rõ trách nhiệm của các cá nhân tại CTCK khi để xảy ra tình trạng lợi dụng nghiệp vụ chuyển khoản nội bộ để chiếm đoạt tiền và chứng khoán của NĐT. Chế tài xử phạt cũng cần đủ mạnh để tạo sức răn đe. Nếu không, chỉ vì một số CTCK yếu kém, NĐT sẽ bị mất niềm tin đối với các CTCK, ảnh hưởng đến TTCK nói chung.

Hữu Đạo

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   11/07: Bản tin 20 giờ qua (11/07/2013)

>   16/07: Bản tin 20 giờ qua (16/07/2013)

>   15/07: Bản tin đầu tuần (15/07/2013)

>   Tăng nhiệt tái cấu trúc công ty chứng khoán (10/07/2013)

>   10/07: Bản tin 20 giờ qua (10/07/2013)

>   DXV: Đưa vào diện cảnh báo từ 11/07 (09/07/2013)

>   VCM: Chuyển địa điểm văn phòng làm việc (09/07/2013)

>   Thêm một công ty chứng khoán bị rút giấy phép (09/07/2013)

>   Nhịp đập thị trường 09/07: Tăng nhẹ (09/07/2013)

>   Sẽ thêm nhiều công ty chứng khoán “hạ cờ” (09/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật