Thứ Tư, 17/07/2013 11:35

Hấp dẫn tín dụng xuất nhập khẩu

Trên thực tế, việc chuyển hướng tích cực sang tín dụng ngoại tệ của các ngân hàng không chỉ hỗ trợ DN mà góp phần tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt kế hoạch 12% vào cuối năm. Chiến lược tự cân đối mảng tín dụng này của các NHTM thực sự cũng đang phù hợp với tiêu chí phát triển từ đầu năm mà Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình giao cho các NHTM là tự chủ động lên kế hoạch kinh doanh.

Cụ thể hóa nhu cầu

Ông Nguyễn Như Khuê - Giám đốc công ty Rkw Lotus (chuyên sản xuất và xuất khẩu bao bì, túi nhựa PE) cho rằng, tỷ giá tăng cao ảnh hưởng không lớn đến tình hình sản xuất của DN xuất khẩu bởi DN mua nguyên liệu bằng USD, bán sản phẩm bằng USD nên hầu hết không gặp trở ngại. Vấn đề của họ giai đoạn này là tiền vốn lưu động, kho bãi để mua và chứa nguyên vật liệu khi có đơn hàng.

Các NHTM đang nỗ lực đẩy tín dụng cho XNK để đạt mục tiêu tăng trưởng

Tương tự, giám đốc một công ty chuyên xuất khẩu ngành thủy sản chia sẻ, khó khăn lớn nhất của DN xuất nhập khẩu lúc này là phương thức thanh toán. DN nhập khẩu dễ dàng chấp nhập các điều kiện về giá, chất lượng nếu được cho trả tiền sau.

“Đã có nhiều trường hợp DN Việt Nam bị rớt thầu chỉ vì không thể quyết định được thời gian bán chịu theo yêu cầu của bên mua hàng. Để tìm được chỗ đứng trong thị trường quốc tế, dù lâu nay, với các DN nước ngoài, phương thức bán là thanh toán tiền ngay nhưng trên thực tế phải ba tháng sau phía Việt Nam xuất khẩu mới thu được tiền. Với hình thức thanh toán này, các DN xuất khẩu Việt Nam đang chịu thiệt thòi trước các DN đối tác”, DN này cho biết.

Trước những khó khăn của DN, dù vẫn duy trì lãi suất cho vay USD ở mức ở 4-7%/năm, trong đó các NHTM Nhà nước là 4-5%/năm đối với ngắn hạn, 6-7%/năm đối với trung và dài hạn; các NHTM cổ phần khoảng 5-6%/năm đối với ngắn hạn, 6,5-7%/năm đối với trung và dài hạn. Song, mỗi NHTM đều triển khai dành riêng để hỗ trợ DN XNK cũng như tạo thế cạnh tranh trên thị trường để “kéo” khách hàng.

Chẳng hạn, Ngân hàng Quân đội (MB) đang triển khai Dịch vụ “Bao thanh toán xuất khẩu (BTT)”. Đây là một hình thức cấp tín dụng của TCTD cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng.

Cụ thể, ngân hàng sẽ tạm ứng trước một khoản tiền và thu nợ hộ người bán, thông qua hợp đồng BTT với một khoản phí. Các DN khi bán hàng trả chậm cho khách hàng (đặc biệt là bán hàng cho nước ngoài), nếu sợ rủi ro trong việc thu tiền trả chậm thì sẽ yêu cầu ngân hàng BTT rủi ro này.

Eximbank thì có sản phẩm Dịch vụ bảo lãnh, nộp thay thuế xuất nhập khẩu trực tuyến. Theo đó, thông qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, Eximbank có thể truy vấn thông tin tờ khai nhanh chóng, chính xác để thanh toán thuế hoặc cấp bảo lãnh cho DN. Ngoài việc rút ngắn được thời gian thông quan hàng hóa đối với các khoản nộp thuế XNK, Eximbank đang giúp DN giảm thiểu được tối đa chi phí phát sinh ngoài ý muốn như: Chi phí thuê kho bãi tại cảng, chi phí ứ đọng vốn do hàng hóa không được đưa vào sản xuất kinh doanh kịp thời…

Nắm bắt được nhu cầu vay ngoại tệ lãi suất thấp của các DN xuất khẩu, ACB vừa dành 50 triệu USD cho gói “Tín dụng ưu đãi dành cho DN xuất khẩu” để giúp DN đón lấy cơ hội khi đơn hàng của các thị trường đang có dấu hiệu tăng trở lại. Theo đó, các khách hàng là DN xuất khẩu đáp ứng đủ điều kiện vay USD theo quy định của ACB sẽ được tài trợ vốn lưu động để thực hiện các đơn hàng từ khi có hợp đồng xuất khẩu cho đến khi nhận được tiền thanh toán của các đối tác nước ngoài với lãi suất ưu đãi, thời hạn vay vốn 6 tháng.

Xây dựng bài toán phù hợp cho doanh nghiệp

Việc đẩy mạnh tín dụng ngoại tệ trong thời điểm hiện nay, theo các ngân hàng, do đơn hàng từ các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như các thị trường mới đối với nhiều ngành xuất khẩu chủ lực đang bắt đầu hồi phục, nhiều DN cho biết đã có đủ đơn hàng đến cuối năm.

Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank khẳng định, thời gian qua Eximbank cũng như nhiều ngân hàng khác đã chủ động hỗ trợ DN XNK. Lý do là trong suốt thời gian dài trước đây, các DN này phải nhập nguyên liệu giá cao trong khi giá xuất khẩu đã ký không thể điều chỉnh. Đồng thời, hàng xuất khẩu từ Việt Nam thường xuyên vướng phải các hàng rào thuế quan, phi thuế quan nên các DN có xu hướng vay USD để giảm chi phí đầu vào góp phần nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với các nhu cầu này, Eximbank và một số NHTM luôn đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ.

Hỗ trợ DN bằng lãi suất, đại diện ACB phân tích, với chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt của NHNN, tỷ giá ngoại tệ tương đối ổn định, bên cạnh đó chênh lệch lãi suất giữa vay ngoại tệ và VND vừa được điều chỉnh giảm với mức lãi suất vay USD chỉ bằng 30-50% so với lãi suất vay VND, vì vậy các DN vẫn luôn lựa chọn vay USD.

“Nếu như có thể tiếp cận được các gói vay với lãi suất ưu đãi, DN sẽ có thêm cơ hội gia tăng lợi nhuận. Do đó, gói tín dụng ưu đãi lãi suất như ACB đang triển khai là một công cụ hỗ trợ rất thiết thực, tạo điều kiện DN có được nguồn vốn giá rẻ để thu mua nguyên liệu, giảm bớt lo lắng về chi phí đầu vào và mạnh dạn nhận các đơn hàng xuất khẩu từ các đối tác”, vị lãnh đạo ACB nói.

Trên thực tế, việc chuyển hướng tích cực sang tín dụng ngoại tệ của các ngân hàng không chỉ hỗ trợ DN mà góp phần tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt kế hoạch 12% vào cuối năm. Chiến lược tự cân đối mảng tín dụng này của các NHTM thực sự cũng đang phù hợp với tiêu chí phát triển từ đầu năm mà Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình giao cho các NHTM là tự chủ động lên kế hoạch kinh doanh. Trong đó, Thống đốc nhấn mạnh hỗ trợ 5 lĩnh vực ưu tiên là: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNNVV, DN ứng dụng công nghệ cao.

Vì vậy, ông Lê Công - Tổng giám đốc MB nói rằng, các DN không nên quá lo ngại về các mức phí cũng như điều kiện khi tham gia các dịch vụ. Bởi phần lớn ngân hàng đều triển khai rất nhiều sản phẩm dịch vụ hỗ trợ, đáp ứng từng nhu cầu của từng DN xuất khẩu khác nhau, mục tiêu cuối cùng vẫn là giảm thiểu rủi ro và bảo toàn lợi ích tối đa cho DN.

Quỳnh Chi

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Bộ Công thương: M&A trong ngành ngân hàng sẽ sôi động hơn (17/07/2013)

>   Ngân hàng Việt Á “bắt chẹt” người vay vàng? (17/07/2013)

>   Mất số điện thoại, 'bay' luôn hàng chục triệu trong ngân hàng (17/07/2013)

>   Làm thất thoát hàng trăm tỉ đồng, nhóm cán bộ Agribank lãnh án (16/07/2013)

>   Quy định quản lý ngoại hối về phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được CP bảo lãnh (16/07/2013)

>   Ngân hàng TNHH Indovina được chấp thuận tăng vốn điều lệ (16/07/2013)

>   14 tổ chức tín dụng đã "vét sạch" 26.000 lượng vàng (16/07/2013)

>   Thủ phạm tung tin đồn "Chủ tịch BIDV bị bắt" sa lưới (16/07/2013)

>   Đã có 4 dự án được vay từ gói 30.000 tỉ đồng (16/07/2013)

>   Agribank dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tăng 7,6% (16/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật