Thứ Bảy, 06/07/2013 15:24

Giữ hộ vàng: Nhiều rủi ro

Không được huy động vàng nhưng dịch vụ giữ hộ vàng lại được các ngân hàng triển khai khá rầm rộ, DN kinh doanh vàng cũng chẳng bỏ lỡ cơ hội được “độc quyền” chào mời người dân đem vàng đến gửi lấy lãi. Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại việc gửi vàng chẳng khác nào “thả gà ra đuổi”.

Chặn cửa “lách luật”

Hết thời gửi vàng ở ngân hàng được hưởng lãi suất cao, người dân muốn để vàng tại “nhà băng” bây giờ phải mất phí. Tuy nhiên, đằng sau nghiệp vụ giữ hộ này là sự “lách luật” của các ngân hàng thương mại (NHTM) khi các bản hợp đồng giữ hộ vàng mà ngân hàng đưa ra không có điều khoản quy định sẽ trả lại miếng vàng đúng sê-ri của khách hàng mang đến. Thực tế này đã khiến không ít chuyên gia kinh tế lo ngại, đây chính là “biến tướng” của hình thức huy động vàng đã bị cấm bởi không ai dám chắc vàng của dân gửi chỉ nằm im trong két ngân hàng mà không được lưu thông quay vòng để làm vốn kinh doanh của chính nơi nhận giữ nó.

Để chấn chỉnh nghiệp vụ này trước khi có những quy định cụ thể hơn đảm bảo lợi ích của ngân hàng và người dân, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản yêu cầu các NHTM tạm ngưng cung cấp dịch vụ giữ hộ vàng cho người dân để chờ hướng dẫn cụ thể. Trên thực tế, các NHTM dường như chưa có động thái gì sau văn bản của NHNN. Chiều 4/7/2013, gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng của Sacombank, chúng tôi đã được tư vấn cụ thể về việc giữ hộ vàng tại ngân hàng. Theo đó, với mỗi chỉ vàng khách hàng phải trả 1.000 đồng/tháng chi phí giữ hộ; ngân hàng sẽ thu tối thiểu mỗi lần gửi là 50.000 đồng. Trên website của nhiều ngân hàng khác như DongAbank, Eximbank, ACB, OCB… vẫn đang quảng bá dịch vụ giữ hộ vàng.

Gửi vàng cho DN: Rủi ro lớn

Ông Nguyễn Quang Huy - Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (NHNN):

Để quản lý chặt chẽ hơn hoạt động này của ngân hàng, dự kiến khoảng 2 tuần nữa NHNN sẽ ban hành dự thảo Thông tư hướng dẫn về giữ hộ vàng, đặc biệt là vàng miếng để đảm bảo quyền và lợi ích của người dân.

Nằm ngoài sự điều chỉnh của quy định không được huy động vàng nên một số DN kinh doanh vàng bạc đã thực hiện luôn nghiệp vụ “nhận vàng, trả lãi” đối với khách hàng. Đơn cử như tại Tập đoàn DOJI, khi giá vàng xuống thấp, người dân đến mua vàng rất đông và lượng khách hàng gửi vàng lấy lãi tại DN này cũng tăng cao. Mặc dù việc huy động vốn bằng vàng để phục vụ hoạt động kinh doanh của các DN không sai, nhưng một số chuyên gia kinh tế lo ngại những rủi ro xảy ra khi khả năng thanh toán của DN không đáp ứng đủ lúc thị trường lên cơn sốt.

Đặt giả thiết, giá vàng lúc người dân gửi ở thời điểm này là 37-38 triệu đồng/lượng, đến kỳ hạn tất toán hoặc khi vàng lên cơn sốt với mức giá khoảng 43-45 triệu đồng/lượng thì DN liệu có đủ để trả? Đây cũng chính là bài học phải trả giá đắt của các NHTM khi thực hiện dịch vụ huy động vàng từ những năm trước mà hệ lụy của nó đã khiến cơ quan quản lý nhà nước phải nới thời hạn tất toán vàng đến ngày 30/6 vừa qua. Ngoài ra, việc gửi vàng tại DN còn chưa tính đến nếu quá trình kinh doanh gặp rủi ro, DN mất khả năng thanh toán hay phá sản thì người gửi vàng sẽ gặp muôn vàn khó khăn để lấy lại tài sản của mình.

Duy Minh

báo công thương

Các tin tức khác

>   TS Lê Xuân Nghĩa: Nên tranh thủ bán vàng (06/07/2013)

>   Chênh lệch giá vàng lên 7 triệu, mức cao nhất trong lịch sử (06/07/2013)

>   Vàng lại bị bán tháo ồ ạt còn 1,212 USD/oz (06/07/2013)

>   Báo cáo việc làm trở thành ác mộng, vàng rút gần 42 USD/oz và bạc chìm 5% (05/07/2013)

>   Nhiều ngân hàng ngừng giữ hộ vàng (05/07/2013)

>   Ngân hàng vét sạch vàng đấu thầu, giá thị trường tăng vọt (05/07/2013)

>   Giảm nhẹ, vàng SJC giao dịch quanh 38 triệu đồng (05/07/2013)

>   Cơ hội cuối cùng cho tất toán vàng? (05/07/2013)

>   Vàng bị làm giá? (05/07/2013)

>   Vàng giảm theo EUR sau quyết định của ECB (05/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật