Thứ Năm, 04/07/2013 15:10

Bao nhiêu doanh nghiệp chào sàn nửa cuối năm?

Với 9 DN niêm yết mới trong nửa đầu năm, mục tiêu của 2 sở GDCK là đưa thêm gần 20 DN lên niêm yết trong nửa năm còn lại. Kế hoạch này có khả thi hay không thì lại phụ thuộc rất nhiều yếu tố?

Trao đổi với ĐTCK, bà Trần Thị Anh Đào, Phó tổng giám đốc Sở GDCK TP. HCM (HOSE) cho biết, mục tiêu của HOSE trong năm 2013 là đưa số lượng DN niêm yết mới tương đương năm 2012, tức 15 DN. Trong 6 tháng đầu năm, tại HOSE, đã có 4 DN được đưa lên niêm yết, có thể kể ra như CTCP Đầu tư thương mại bất động sản An Dương Thảo Điền (HAR), CTCP Đầu tư Nam Long (NLG), CTCP Khoáng sản FECON (FCM). Từ nay đến cuối năm, Sở sẽ cố gắng đưa khoảng 10 DN lên niêm yết; trong đó, nhiều khả năng sẽ có sự góp mặt của “đại gia” ngân hàng BIDV sau thời gian dài cân nhắc.

Nhiều khả năng, số DN niêm yết mới trên HNX trong năm 2013 chỉ dừng lại ở con số 12

Bà Đào cũng cho biết, để hỗ trợ việc niêm yết của các DN, Sở đã kết hợp với các CTCK tư vấn hồ sơ cho các DN có nhu cầu. Mặc dù vậy, theo lãnh đạo HOSE, việc niêm yết vào thời điểm nào do DN tự quyết định. Bản thân HOSE cũng thấu hiểu sự “khó nghĩ” của các DN khi lên sàn phải chứng khiến giá cổ phiếu liên tục sụt giảm. Theo HOSE, số lượng DN niêm yết mới trong 6 tháng cuối năm nhiều khả năng sẽ ở mức khiêm tốn, do tình hình thị trường chưa thực sự khởi sắc.

Bên cạnh đó, theo lãnh đạo HOSE, hiện nay, tiêu chuẩn niêm yết đối với các DN đã được nâng cao và chặt chẽ hơn, nên thực tế, một số DN có nhu cầu nhưng lại không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, trong khi một số DN đã đủ tiêu chuẩn lại chưa muốn lên sàn. Dù theo quy định tại Luật Chứng khoán sửa đổi, sau khi đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, các DN phải cam kết đưa chứng khoán chào bán niêm yết, đăng ký giao dịch tại TTCK có tổ chức trong thời hạn 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu thông qua, vốn được coi như một điều kiện bắt buộc DN đại chúng phải lên niêm yết. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều DN sau khi chào bán cổ phần ra công chúng 3 - 4 năm, thậm chí lâu hơn nhưng vẫn “nằm im”. Về vấn đề này, lãnh đạo HOSE cho biết, khá nhiều DN khi chào bán cổ phần chỉ có 20 - 30 cổ đông tham gia nên chưa đủ tiêu chuẩn là công ty đại chúng, chưa nói đến việc lên sàn.

Tại Sở GDCK Hà Nội (HNX), mặc dù đã có một số DN khởi động kế hoạch lên sàn, nhưng tốc độ vẫn còn chậm và theo dự báo của HNX, trong năm 2013, số lượng DN niêm yết mới nhiều khả năng sẽ chỉ dừng lại ở con số 12 DN, tương đương với năm 2012, vì thị trường vẫn chưa thực sự khởi sắc. 6 tháng đầu năm, có 5 DN lên niêm yết trên HNX, bao gồm CTCP Dịch vụ phân phối tổng hợp Dầu khí (PSD), CTCP Sơn Hà Sài Gòn (SHA), CTCP Đầu tư bất động sản Hudland (HLD), CTCP Đầu tư xây dựng và công nghệ Tiến Trung (TTZ), CTCP Điện cơ Hải Phòng (DHP). Dự kiến, ngày 26/7 tới, CTCP Đầu tư F.I.T, với vốn điều lệ 150 tỷ đồng sẽ chính thức niêm yết trên HNX.

Chia sẻ về lý do chọn thời điểm lên sàn từ cuối tháng 7 tới, ông Phan Trung Phương, Chủ tịch HĐQT F.I.T cho rằng, nền kinh tế đang có những dấu hiệu phục hồi trong thời gian tới, tạo điều kiện cho TTCK phát triển hơn. FIT đang tính những bước đi dài hơi hơn trong việc huy động vốn cho DN để triển khai các hoạt động đầu tư kinh doanh.

Ngày 28/6 vừa qua, HNX đã chấp thuận cho CTCP Xây lắp phát triển nhà Đà Nẵng được niêm yết cổ phiếu. Với mức vốn điều lệ 41,2 tỷ đồng, Công ty được niêm yết 4,12 triệu cổ phiếu với mã chứng khoán NDX. Một số gương mặt khác dự kiến sẽ lên sàn trong năm 2013 như CTCP Đầu tư xây lắp khí (PVID), công ty con của Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS). PVID có vốn điều lệ 216 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bọc ống và GAS hiện đang nắm 76,5% vốn điều lệ tại PVID. Hay CTCP Liên doanh đầu tư Quốc tế FLC (FLC Global) với 260 tỷ đồng vốn điều lệ, do Tập đoàn FLC nắm 21% cũng đang rục rịch niêm yết trong năm nay.

Nhìn vào thực tế, số lượng DN niêm yết mới trên 2 sở GDCK thời gian qua có sự suy giảm mạnh so với những năm trước, trong khi số DN hủy niêm yết ngày một gia tăng. Thậm chí, một số DN đang ăn nên làm ra cũng chuẩn bị xin hủy niêm yết tự nguyện. Điều này cho thấy, cần phải có một cơ chế hợp lý, khuyến khích DN niêm yết cộng với diễn biến của thị trường ủng hộ thì mới kích thích được DN đưa cổ phiếu lên sàn.

Hải Vân

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   STL: 26/07 phải hủy niêm yết do lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ (04/07/2013)

>   SFI: Thông báo niêm yết và giao dịch cổ phiếu phát hành thêm (04/07/2013)

>   SFI: Quyết định niêm yết bổ sung cổ phiếu (04/07/2013)

>   FPT niêm yết bổ sung hơn 1.35 triệu cổ phiếu (03/07/2013)

>   QST: Thông báo ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu niêm yết bổ sung (03/07/2013)

>   FPT: Thay đổi số lượng cố phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành (03/07/2013)

>   ITA: Niêm yết và giao dịch cổ phiếu phát hành thêm (02/07/2013)

>   VTL: Niêm yết bổ sung 900,000 cp (02/07/2013)

>   VIC: 09/07 giao dịch bổ sung 174,166 cp (02/07/2013)

>   ITA: 03/07 niêm yết bổ sung gần 2 triệu cp (02/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật